Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Boxer trước khi thi đấu phải biết 7 điều này

Nếu bạn đã có một kỹ thuật tốt nhưng nếu bạn bị thua đối thủ trên võ đài, điều này tức là bạn đã chuẩn bị cho trận chiến chưa thực sự tốt. Dưới đây là 7 điều mà boxer nhất định phải biết trước khi bước vào bất kỳ một trận đấu nào mà Võ Thuật Tây Sơn muốn chia sẻ với bạn.

Nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ 7 điều này, có lẽ việc ai thắng ai thua đã không còn quan trọng nữa, đơn giản vì bạn đã luyện tập hết sức mình. Nếu bạn thua, điều này tức là đối thủ ở trên cơ bạn rất nhiều.

1. Cần học từ người giỏi


Những người thầy, HLV giỏi khi đã trải qua thăng hoa của những chiến thắng và cả những thaats bại nặng nề chắc chắn có thể giúp bạn thành công. Chính bản thân những người giỏi nhất cũng phải trải qua những giai đoạn như bạn ở thời điểm hiện tại. Đó là lý do tại sao bạn nên lựa chọn học những người giỏi nhất.

Phong cách chiến đấu cũng rất quan trọng, hãy quan sát và theo học những người có phong cách giống bạn. Khi cố gắng học theo hay bắt trước họ thì chắc chắn sẽ có những chiêu bạn có thể áp dụng được vào trận boxing đối kháng của mình. Nếu có thời gian, hãy đọc một số quyển sách tự truyện về họ, để trở thành một nhà vô địch, hãy biết sống trong cảm giác của họ trước đã.

2. Luyện tập cố gắng như thể hôm nay là ngày cuối cùng


Không có ai là sinh ra đã trở thành một võ sĩ giỏi. Để viết lên những thành tích đáng nể thì họ đã phải trải qua những ngày tập luyện điên cuồng, đổ mồ hôi, nước mắt thậm chí là cả đổ máu. Bạn lười biếng không có nghĩa là đối thủ cũng lười biếng như bạn thậm chí là còn chăm chỉ hơn.

Hãy cố gắng luyện tập cho mình sức bền cơ thể thật tốt. Bạn có thể không thua về kỹ thuật nhưng chắc chắn bạn có thể thua vì sức chịu đựng của bạn không thể qua được 3 hiệp đấu. Vì vậy, quan trọng nhất là hãy luyện tập như thể hôm nay là ngày cuối cùng.

3. Boxing đối kháng tốt cần làm chủ kỹ thuật

Các kỹ thuật Boxing cơ bản chỉ bao gồm 4 cú đấm căn bản, kỹ thuật phòng thủ và kỹ thuật footwork. Cách để làm chủ kỹ thuật cho một trận boxing đối kháng đó là tập đi tập lại nhiều lần. Bạn có thể phải tập một cú đấm cả nghìn lần để biến chúng thành bản năng. Tập luyện nhiều lần có thể giúp bạn nhuần nhuyễn, tăng khả năng phản xạ và ứng phó tình huống. 

4.Hiểu rõ thực lực của bản thân


Bạn cần biết bản thân mạnh ở đâu và các điểm yếu của bản thân ở chỗ nào. Nếu bạn có những yếu điểm về kỹ thuật thì nên sửa nó chứ đừng né tránh, rất có thể đó sẽ là nguyên nhân khiến bạn bị Knockout đó.

Để phân tích bản thân tốt nhất thì boxer nên tự luyện tập Shadow boxing trước gương để phát hiện ra các lỗi. Nếu bạn có những điểm yếu thì không nên sợ mà thay đổi lối đánh, hãy cố gắng để cải thiện chúng vì bạn không thể đoán chắc được tình huống đó có xảy ra trong thực tế hay không.

5. Tìm hiểu đối thủ

Biết địch biết ta, cách tốt nhất để không bị K.O ngay từ hiệp đầu.  Phân tích đối thủ là một bước vô cùng quan trọng. Hãy tận dụng tất cả những nguồn mà bạn có thể lượm nhặt đươc để tìm hiểu về người mà bạn phải chiến thắng trong trận Boxing đối kháng đó. Từ việc tìm hiểu đối thủ bạn có thể đoán về được tâm lý, lối đánh hay cách phòng thủ và tấn công để có thể có những chiến thuật phù hợp nhất.

6. Có chế độ ăn uống lành mạnh


Thay vì phải ép cân nguy hiểm, bạn hãy chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh: Uống đủ nước, ăn các thực phẩm giảu Protein, ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Sau mỗi buổi luyện tập vất vả bạn có thể tự thưởng cho mình một chiếc burger. Bởi vì có nhiều trường hợp võ sĩ ép cân và thiệt mạng trước ngày thi đấu.

Trước khi thi đấu, tránh các chất kích thích và những thực phẩm có hại cho sức khỏe. Hãy hạn chế các thực phẩm chức năng nhiều nhất khi có thể nhé. Bạn có thể tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho các Boxer  để có một thể hình cân đối và sức khỏe tốt. 

7. Nghỉ ngơi hợp lý 

Tập luyện chăm chỉ nhưng chắc chắn cơ thể bạn cũng cần có đủ thời gian để phục hồi cần thiết. Hãy ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng một ngày và sau mỗi hiệp đấu cần nghỉ ngơi khoảng 15-20′ để các cơ khôi phục năng lượng tránh trường hợp bị chấn thương và co cơ khi tập luyện. 

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn, hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên có thể giúp bạn có được những trận thượng đài như ý nhất. Chúc anh em có một buổi luyện tập hiệu quả.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Những mẹo cần biết khi tập Sparring

Sparring (đối luyện) là cơ hội để các boxer cọ sát và luyện tập các kỹ thuật cũng như tình huống như khi thượng đài. Nhưng bên cạnh đó cũng cần có những nguyên tắc khi đối luyện mà các boxer cần phải tuân theo. Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ cho bạn 5 mẹo cần biết khi tập Sparring.  

1. Chuẩn bị sẵn sang cho buổi tập cả về tinh thần và thể chất

Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị tốt cho một buổi đối luyện thực sự
Bạn cần quan tâm đến các dụng cụ bảo hộ để tránh chấn thương cho bản thân và bạn tập cũng như việc sẵn sàng tâm lý cho một buổi tập. Đối luyện không phải là một cuộc chiến nên hãy tập khi bạn thấy hứng thú và thoải mái nhất.. Đối luyện sẽ không giúp kỹ năng tăng lên, phản xạ không cải thiện và có thể là chỉ tăng thêm chấn thương. Vì thế, nếu luyện tập, hãy thực sự khi bạn thấy sẵn sàng cả về kỹ thuật lẫn tinh thần và hứng thú nhất. 

2. Nắm rõ các kỹ thuật boxing căn bản

Các bài đối luyện thường chỉ được HLV cho phép khi bạn đã thành thạo các kỹ năng cơ bản nhất trong boxing. Trên thực tế, đối luyện chính là để rèn luyện khả năng thi đấu khi thượng đài với các tình huống tương tự. Nên khi bạn có càng nhiều kinh nghiệm thực chiến càng tốt và Sparring sẽ giúp bạn lấp đầy những lỗ hổng về kỹ thuật và sự tự tin khi thượng đài.


Bạn cần chuẩn bĩ các kỹ năng căn bản như: 4 đòn đấm căn bản trong boxing, các kỹ năng footwork, kỹ năng phòng thủ,… Và lúc đầu tốt nhất nên Sparring với HLV để có thể nhận được sự hướng dẫn cơ bản và tránh các chấn thương khi đối luyện.

3. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ khi Sparring

Dùng đúng các phụ kiện boxing để đảm bảo mức độ an toàn khỏi các chấn thương cho võ sĩ bởi vì đấu tập là đối luyện chứ nó không phải một trận “dog fight”. Bạn không cần phải hạ K.O bạn tập bằng mọi cách.

Dù bạn đang tập luyện môn võ thuật nào: Boxing, MMA, Muay Thái,… thì các loại dụng cụ này cũng khá giống nhau về chức năng. Có thể không có gì nhưng những dụng cụ dưới đây nhất định phải có khi đấu tập.



  • Găng tay Boxing 14-16oz  (Nếu học MMA thì sử dụng găng UFC hở ngón chuyên dùng cho Sparring) 
  • Shin Guards nếu bạn đang tập các môn thể thao cần rèn luyện các cú đá.
  • Bảo hộ đầu (Không phải bộ môn nào cũng sử dụng loại phụ kiện này nhưng Sparring thì nên dùng)
  • Bảo hộ răng, Bảo hộ hạ bộ

Nhất là đối với găng tay boxing , bạn nên sử dụng đúng các loại găng dành cho Sparring vì chúng có lớp đệm dày để tránh chấn thương tốt nhất.

4. Sparring not Fight (đối luyện không phải là chiến đấu)

Bạn không muốn bị thương, thế thì đừng cố hạ Knock-out bạn tập của mình vì bạn không đang chiến đấu và không có ai thua hoặc thắng ở đây cả. Những gì mà một boxer mới tập cần quan tâm nhất đó là làm sao có thể luyện tập được hết các kỹ năng đã học vào lần đối luyện này.

Những người mới tập Sparring lần đầu thường cố gắng tấn công hết sức nên thường tạo ra những mớ lộn xộn. Nếu tập với người giỏi hơn và không thể tấn công họ, hãy cố gắng phòng thủ và chắc chắn khi họ thấy những sai lầm trong kỹ thuật của bạn sẽ giúp bạn sửa lại. Đó chính là kinh nghiệm và học hỏi. 


5. Nhớ là phải bảo vệ bản thân mọi lúc

Việc bảo vệ bản thân là rất cần thiết, dù bạn có biết các cách tập boxing để tránh chấn thương nhưng cũng ngoại trù khả năng bạn bị chấn thương. Một số boxer mới tập Sparring lần đầu thường hồi hộp, nghiêm tuc hoặc quá căng thẳng nhất là tập luyện với HLV, tiền bối giỏi hơn. Điều này sẽ làm cho bạn bị căng thằng và ảnh hưởng đến khả năng xử lý tình huống. 

Dù bạn có phải sparring với HLV nhưng hãy cố tạo cho mình một tâm lý thoải mái nhất bởi vì, chính những HLV của bạn cũng phải trải qua những ngày đầu tập luyện và hồi hộp như bạn.

Trên đây là những chia sẻ cả tôi về các lưu ý khi bạn cần đối luyện. Đây là những điều cơ bản nhất mà bất kỳ một Boxer nào cũng phải tuân theo. Hy vọng bạn sẽ có được những buổi đối luyện an toàn và hiệu quả.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Tập Boxing trong bao lâu thì giỏi?

Tập boxing mất thời gian bao lâu? đây là câu hỏi được rất nhiều boxer đặt ra và đa phần là các boxer mới với tâm lý nôn nóng muốn giỏi ngay.  Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Tập Boxing phải xác định tập lâu dài

Nếu bạn nghĩ bạn chỉ cần tập 2-3 tháng là bạn có thể tự tin bước lên võ đài? Vậy thf bạn đã hoàn toàn nhầm lân, các kỹ thuật boxing khá ít nhưng rất khó nắm bát. Boxer thậm chí phải tập đến cả nghìn lần mới có thể thành thạo một cú đấm căn bản trong boxing. Nói về thời gian luyện tập, để trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp thường phải tính đến thời gian là theo năm chứ không phải theo tháng. 


Học trong bao lâu, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Bản thân võ sĩ, HLV, bạn tập,... Vì vậy nếu như bạn đang có ý định học boxing, hãy chuẩn bị tinh thần tập luyện dài ngày, có một lịch biểu tập luyện rõ ràng nếu muốn bước đi trên sự nghiệp Boxing chuyên nghiệp. 

Xác định ý nghĩa việc bạn trở thành một boxer chuyên nghiệp

Nếu bạn đơn thuần chỉ cần tập luyện Boxing vì lý do tôi luyện bản thân, sức khỏe thì việc tập boxing mất bao lâu để thành chuyên nghiệp cũng không quá quan trọng. Nếu bạn  uốn kiếm tiền từ Boxing, hãy lên lịch tập luyện nghiêm túc. Vì vậy, khi bạn bước vào một trận chiến thực sự, bạn thắng và nhận tiền thường thì bạn chính là một boxer chuyên nghiệp.


Nếu muốn biết ý nghĩa ngoài tiền bạc của một boxer chuyên nghiệp, hãy đến các trung tâm huấn luyện Boxing chuyên nghiệp để nhìn xem những người như: Trần Văn Thảo, Nguyễn Thi Yến,… tập luyện quên mình như thế nào. 

Một số cách để trở thành boxer chuyên nghiệp

Đây là những bước lưu ý chủ yếu sử dụng cho những người mới đang còn phân vân chưa biết làm như thế nào để khiến mình tiến bộ nhanh hơn.

1. Hãy tham gia một CLB Boxing uy tín

Bạn nên chọn một câu lạc bộ danh tiếng nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo võ sĩ và có liên kết với tổ chức quyền anh quốc tế. Nếu thật sự nghiêm túc trong chuyện này thì bạn đừng nên đến những câu lạc bộ sức khỏe nơi tổ chức các lớp học đấm bốc. Bạn cần một phòng tập chuyên dành cho thi đấu quyền anh, đừng đến những phòng tập Gym và học Boxing ở đó. Nếu đến phòng tập Gym thì tập boxing mất bao lâu để thành chuyên nghiệp? câu trả lời sẽ là, không bao giờ.

2. Hãy nói chuyện với HLV

Ông ấy sẽ cho bạn biết về thời gian hoạt động, chi phí và các phương pháp đào tạo. Bạn cũng có thể tìm hiểu xem ông ấy đơn thuần là một huấn luyện viên hay từng là một võ sĩ thi đấu chuyên nghiệp trước đây. Sau đó gặp gỡ mọi người và cảm nhận về nơi này. Nếu nó lấp đầy những háo hức và dự đoán của bạn thì đây là nơi thích hợp để bắt đầu. Bạn cần nắm rõ về lịch tập, cường độ tập và thời gian tập rồi mới tham gia đăng ký.

3. Tập luyện bài bản ngay từ đầu


Vô số những vận động viên quyền anh có thể vượt qua hình thể của mình. Một chương trình đào tạo tốt bao gồm đấm bao cát với bóng phản xạ, chạy bền, nhảy dây. Bạn sẽ phải luyện tập bên ngoài sàn đấu ít nhất ba đến bốn lần trong tuần. Bạn nên được huấn luyện những bài tập giảm mỡ và cân nặng; nhảy, yoga; các bài thể dục cốt lõi, cường độ cao ngắt quãng để nâng cao kĩ năng bổ trợ. Bên cạnh đó hãy nghỉ ngơi một cách hợp lí để cơ thể luôn nghe lời bạn.

4. Ăn uống theo chế độ ăn kiêng và nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả luyện tập của võ sĩ. Nếu bạn ăn một chế độ ăn không hợp lý và lành mạnh thì bạn sẽ đi tong những ngày luyện tập vất vả. Hãy nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có khả năng phục hồi rất tốt.

Đây là những chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn, bạn có thể không cần trả lời câu hỏi "tập Boxing bao lâu thì giỏi". Đơn giản, hãy cố gắng chăm chỉ luyện tập, bạn sẽ trở thành người giỏi. Đằng sau sự tập luyện gian khổ luôn là những chiến thắng ngọt ngào. 

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Muốn học Boxing, cần tốn bao nhiêu tiền?

Có nhiều người nghĩ Boxing là môn thể thao của những người giàu cũng chính vì bởi học phí đắt đỏ của nó kèm theo những loại phụ kiện boxing cũng không phải rẻ, Dưới đây, Võ Thuật Tây Sơn xin đưa ra những tư vấn về mức chi phí tối ưu nhất cho bạn để học Boxing. 

Chi phí để học boxing

Có rất nhiều thứ liên quan đến chi phí để học boxing không chỉ là học phí tại CLB mỗi tháng như: găng tay boxing, băng đa, bao cát,… Hy vọng bạn có thể lựa chọn được mức chi phí phù hợp nhất với bản thân.

1. Lựa chọn găng tay Boxing

Bạn nên lựa chọn một loại găng tay boxing tốt cho mình, đây là điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến. Nếu bạn mới luyện tập, có lẽ bạn cũng không cần quan tâm đến việc găng Boxing khác găng Muay Thái ở đâu. Hãy quan tâm đến găng tập và găng thi đấu thôi nhé.

Nên mua nhãn hiệu gì? 

Lựa chọn găng tay Boxing, băng đa

Hầu hết các loại găng tay đều có giá cả không quá rẻ, nếu bạn mua được găng tay rất rẻ thì đó là một đôi găng kém chất lượng. Phổ biến trên thị trường hiện nay thì các loại găng tập đều làm băng da PU (da tổng hợp) và mình khuyên những boxer mới nên tập các loại găng có giá từ 500.000đ- 600.000đ như: Găng tay boxing Lining, găng tay Walon,…Chất lượng đi kèm với giá thành, đó là lý do vì sao một đôi găng Winning có giá lên đến 5 triệu đồng. 

Lựa chọn khối lượng găng

Khối lượng của găng tay Boxing có các cơ là: 8oz, 10oz, 12oz, 14oz, 16oz. Đa phần nhiều người chọn găng theo kích cỡ của đôi tay nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Những người mới tập nên lựa chọn các loại găng từ 12oz trở lên và cỡ găng từ 8-10oz dùng trong thi đấu.

2. Lựa chọn băng đa boxing

Băng đa là loiaj phụ kiện rất cần thiết mà giá thành cũng không cao, chỉ vào khoảng 150.000đ. Trên thị trường có rất nhiều loại băng đa cho bạn lựa chọn với khả năng thoáng khí, êm, thấm hút mồ hôi và hạn chế mùi tốt như: Băng đa Everlast, băng đa Twin,… Nên dùng băng đa có thể giặt thoải mái bằng máy giặt và vừa với kích cỡ bàn tay. Nếu dùng găng mà không có băng đa cũng giống như "đi giày mà không mang tất" vậy.

3. Bao cát boxing 


Chia sẻ này dùng cho những ai có ý định mua bao cát để luyện tập tại nhà. Nếu bạn đơn giản chỉ là tập luyện tại CLB hay lớp võ thì bạn không cần phải quan tâm lắm đến điều này. Nếu mới luyện tập thì bạn có thể lựa chọn các loại bao cát 1.2m hoặc 1m trước tiên để hạn chế chấn thương không đáng có. Nhớ lựa chọn các loại bao cát có khối lượng phù hợp với bản thân. Các boxer chuyên nghiệp đã tâp lâu thì nên sử dụng các loại bao cát từ 1.5m trở lên.

4. Lựa chọn CLB để luyện tập quyền Anh

Có một điểm bạn cần lưu ý đó là việc luyện tập chất lượng hay không tùy thuộc hoàn toàn vào huấn luyện viên trong thời điểm mới bắt đầu luyện tập. Những phòng tập có cơ sở vật chất tốt cũng chỉ giúp những bài tập của bạn trở nên đa dạng hơn. Trong hành trình của người mới bắt đầu thì việc nâng cao sức bền và kỹ thuật là cực kỳ quan trọng. Hiện tại mức chi phí để học boxing dao động ở tầm 500.000đ/ tháng ở những câu lạc bộ.

Tổng kết


Mức ngân sách bạn cần bỏ ra lúc đầu tiên để đi học Boxing là khoảng 1.200.000đ. Đây không phải là mức phí quá rẻ nhưng hãy tin tôi đi, nó sẽ mang lại cho bạn cảm giác an toàn và những sự trải nghiệm tuyệt vời.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về chi phí ban đầu bạn cần bỏ ra cho một khóa học Boxing. Mọi thông tin trên đều chỉ mang tính chất tham khảo, mức độ chi phí có thể khác nhau tùy từng người và khả năng chi trả. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể có những buổi học Boxing hiệu quả nhất.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Những sai lầm nên bỏ khi tập Quyền Anh mà boxer hay mắc phải

Các bài tập boror trợ trong tạp luyện những bộ môn thể thao, võ thuật đối kháng rất quan trọng và chẳng ai có thể phủ nhận được những công dụng của nó. Thế nhưng, có phải bài tập bổ trợ nào cũng hiệu quả và có ích cho quá trình luyện tập? Bạn có chắc rằng những bài tập bạn đang tập  không gây chán thương hay nguy hiểm cho mình?

Dưới đây là những bài tập tạo nên những sai lầm “chết người” khi tập Quyền Anh mà võ sĩ cần tránh hoặc loại bỏ luôn nó ra khỏi lịch trình tập luyện của mình.

1. Dùng tạ tay khi đấm gió

Dùng tạ tay khi đấm gió

Có rất nhiều người lựa chọn dùng tạ tay khi luyện tập Shadowboxing, ngay cả Mayweather cũng sử dụng bài tập này. Nhưng liệu trên thế giới có bao nhiêu phần trăm có thể lực và thân thủ như anh Năm?.Nhiều người không biết mà sử dụng những bài tập với tạ nặng khoảng 2-3kg để tập đấm. Đặc biệt những bài Shadowboxing cũng được tập với tạ tay, đây là một sai lầm hoàn toàn nghiêm trọng.

Lý do rất đơn giản, tạ tay sẽ làm các cú đấm tung ra có xu hướng chúi xuống dưới do trọng lực. Hơn thế nữa, các bài tập đấm với tạ tay đặc biệt là Shadowboxing gây ra những chấn thương rất lớn đến bả vai. Thậm chí những quả tạ chỉ nặng 1kg thôi cũng có thể gây nên những chấn thương vai nghiêm trọng. Vì vậy nếu đang dùng tạ tay đấm gió thì bạn hay dừng ngay lại nhé.

2. Đấm bao cát bằng tay trần

Đấm bao cát boxing bằng tay trần

Boxing tay trần tức là boxing không sử dụng găng tay boxing. Nhiều võ sĩ, đặc biệt là các boxer mới tập thường bỏ qua không đeo găng tay boxing khi đấm bao cát. Sử dụng tay trần đấm bao cát có thể gây ra những chấn thương liên quan đến khớp ngón tay, cổ tay và cả khớp vai nữa. Găng boxing giúp phân tán lực rất nhiều khi tay tiếp xúc với bao cát. Đấm tay trần là điều tối kỵ khi luyện tập. Nên nhớ, bạn đang tập chứ không phải là đang ở trong một trận solo đường phố.

3. Tập đấm, chịu đòn vào cằm

Chịu đấm vào cằm

Đây là bài tập tưởng chừng như chuyên nghiệp ở nhiều lò võ không chuyên hay các HLV kém hiểu biết. Bài tập này tức là mọi người đứng xếp thành hàng và tập luyện chịu đòn vào cằm.Bài tập này cực kỳ nguy hiểm vì nó sẽ gây nên những chấn động não cho người chịu đấm. Chỉ những HLV kém hiểu biết mới cho học viên tập bài bổ trợ này. Boxer phải chú ý nếu CLB bạn đang theo học Boxing có kiểu huấn luyện này thì tốt nhất nên nghỉ luôn để bảo vệ bản thân khỏi bàn tay tử thần.

4. Đấm thật mạnh lên bao cát

Đấm thật mạnh, đấm hết sức mình là sai lầm mà các boxer hay mắc phải đặc biệt là với những ai tập Boxing tại nhà mà không có hướng dẫn của các HLV. Đây là một thói quen xấu , trên thực tế thì không phải cú đấm nào trên sàn thi đấu cũng là Powershot và có thể hạ gục đối thủ.

Đấm thật mạnh vào bao cát

Khi đấm bao cát boxing mà cố gắng tung đòn đấm thật mạnh cộng thêm gồng người thì rất dễ bị chấn thương vai. Hãy nhớ, sức mạnh của một cú đấm không hoàn toàn phụ thuộc vào lực mà nó phụ thuộc vào tốc độ, gia tốc và chính xác. Vì vậy, đấm mạnh thôi chưa bao giờ là đủ anh em nhé.

Đây là một số sai lầm mà các boxer thường xuyên mắc phải. Nếu bạn cũng đang tập những bài tâp Boxing như vậy thì nên lưu ý thay đổi hoặc loại bỏ khỏi lịch trình tập luyện của mình nhé. Chúc các bạn có một buổi tập luyện hiệu quả và an toàn.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

4 sự khác biệt cơ bản giữa găng tay Boxing và găng Muay Thái

Tưởng chừng như giống nhau song găng tay Boxing và găng tay Muay Thái lại được thiết kế dựa theo hai bộ môn võ thuật có lối đánh hoàn toàn khác nhau. Với những người mới biết đến võ thuật rất khó để có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hai loại găng tay này? Bài viết dưới đây Võ Thuật Tây Sơn sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề trên. 

Thiết kế lòng bàn tay của găng tay Boxing và Muay Thái

Sự khác biệt giữa găng Muay và găng Boxing

Sự khác biệt đầu tiên giữa găng tay Boxing và găng tay Muay Thái chính là kiểu thiết kế lòng bàn tay. Với Boxing, thiết kế lòng bàn tay chủ yếu sử dụng cho các cú gạt đòn hoặc các cú đấm, còn găng tay Muay Thái lại dùng để thực hiện các cú Clinch. Thêm nữa, găng tay Muay Thái lại được thiết kế lòng bàn tay có lớp đệm để bàn tay mở rộng hơn, ít cong hơn về phía ngón tay còn găng tay Boxing lại thiên về phần thiết kế bàn tay tròn hơn. 

Ngón tay cái của găng tay Boxing và Muay Thái

Sự khác biệt giữa găng Muay và găng Boxing ở ngón tay

Thêm một sự khác biệt giữa găng tay Boxing và găng tay Muay Thái chính là phần thiết kế ngón tay cái của găng tay. Thực tế cho thấy, phần thiết kế ngón cái của găng tay Boxing nằm gần nắm đấm hơn so với với găng tay Muay Thái. 

Vì thế, khi sử dụng găng tay Boxing các Boxer sẽ hạn chế tối đa được việc chấn thương, thi đấu hay tự luyện tập tại nhà. Với găng tay Muay Thái, phần thiết kế ngón cái tách rời nắm đấm hơn để các võ sĩ dễ dàng thực hiện các động tác Clinch cũng như xiết đối thủ. 

Lớp đệm ở hai bên của găng tay Boxing và găng tay Muay Thái

khác biệt ở lớp đệm 2 bên găng

Trong găng tay Muay Thái phần lớp đệm hai bên sẽ được đệm thêm một lớp đệm khá dày. Lòng bàn tay của găng tay Muay Thái sẽ không có lớp đệm để thông thoáng và nhẹ hơn. Theo trải nghiệm thực tế cách thiết kế lớp đệm hai bên của Muay Thái rất phù hợp để các chiến binh Muay dễ dàng chặn các cú đá, đòn tấn công từ khuỷu tay hay đầu gối từ đối thủ. 

So với Muay Thái, găng tay Boxing có lớp đệm hai bên chịu được lực đấm khá tốt. Thường thì với những loại găng tay đấm bốc sẽ có phần lớp đệm bao quanh dày hơn so với phần Velcro phía cổ tay. 

Khóa dính ở cổ tay (Velcro) của găng tay Boxing và Muay Thái

velcro của găng boxing và găng Muay

Sự khác biệt cuối cùng giữa găng tay Boxing và găng tay Muay Thái chính là phần khóa dính ở cổ tay hay còn gọi là Velcro. Trong Boxing, cổ tay phải chịu tác động cực lớn, chính vì thế phần Velcro của loại găng tay này thường khá dài và rất chặt chẽ. Ngược lại so với Boxing, Muay Thái lại có phần Velcro ngắn hơn song lớp đệm dày bù lại sẽ bảo vệ cổ tay tốt hơn khi đỡ các cú đá. 

Nhìn chung đây là sự khác biệt cơ bản giữa găng tay Boxing và găng tay Muay Thái. Mỗi nhà thiết kế, thương hiệu sẽ có phong cách thiết kế găng tay khác nhau. Hy vọng bài viết mà Võ thuật Tây Sơn vừa chia sẻ đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. 



Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Đâu là lý do bạn nên đăng ký ngay một lớp tập Boxing?

Võ thuật không chỉ đem lại lợi ích to lớn về mặt thể chất hay sức khỏe nữa Nó tạo cho con người một ý chí kiên cường và nhiề lợi ích khác. Bạn rất muốn học một môn võ thuật nào đó nhưng còn đang phân vân thì dưới đây là  4 lý do bạn nên đọc. Chắc chắn bạn sẽ đăng ký ngay cho mình một lớp tập luyện Boxing.


1. Các kỹ thuật boxing cơ bản không quá khó dù bạn có là "lính mới"

Xét về cơ bản và sự nhận xét của nhiều người thì các kỹ thuật boxing dễ tập hơn so với những môn võ khác. Khi tâp luyện boxing, các võ sĩ chỉ cần một vài buổi tập đầu tiên cũng có thể nắm bắt được các kỹ thuật của 4 đòn đấm cơ bản trong Quyền Anh. Hiểu được cách ra đòn, cách di chuyển và cả những kỹ năng phòng thủ cần thiết là điều mà boxer mới cần lưu ý.

Học được những kiến thức và kỹ thuật nền tảng là vô cùng quan trọng. Bạn nên nhớ, cần thành thạo những kỹ thuật nền tảng trước tiên rồi mới đến những kỹ thuật nâng cao hơn để có những kết quả luyện tập tốt nhất.

2. Boxing, môn nghệ thuật của những đòn đấm


Không giống với những môn võ khác có những đòn đá chân hay các chiêu vật, xiết đối thủ như MMA, Muay Thái, Taekwondo,... Boxing được coi là môn nghệ thuật của những cú đấm vì nó chỉ sử dụng cú đấm cho cả tấn công và phòng thủ. Đây là sự kết hợp hoàn hảogiữa đôi tay và sự di chuyển thân mình. Trước khi học tấn công như một cỗ máy, boxer cần học được cách kết hợp các cú đấm sao cho chuẩn xác và đúng thời điểm. Dù chỉ dùng những đòn đấm nhưng Boxing rất nguy hiểm và được coi là bộ môn khoa học đến từ đôi tay. 

3. Tìm ra được những khả năng không ngờ của bản thân

Trước khi quyết định học một môn võ thuật nào đó, có thể là Boxing, có thể là Muay hay MMA thì bạn đã đăng ký cho mình một lớp tập GYM. Bạn chạy trên máy chạy bộ hàng giờ liền hoặc nâng tạ hết ngày này đến ngày khác, hiệu quả dần giảm mà bạn càng cảm thấy nhàm chán. Boxing có thể giúp bạn thay đổi chương trình luyện tập một cách năng động hơn và thiết thực hơn.

Võ thuật không khiến con người ta nhàm chán mà nó thường củng cố tinh thần chiến đấu tốt, sự dẻo dai và lòng kiên trì. Bạn có thể thử luyện tập Boxing như một bộ môn khởi đầu và có thể theo đuổi Muay Thái mạnh mẽ hay BJJ có độ cận chiến cực cao tùy khả năng của bản thân.

4. Kỹ thuật boxing dễ nhưng lại khó làm chủ


4 đòn đấm cơ bản trong boxing mà ai cũng biết đó là: Jab, Straight, Hook, Uppercut không hề hoa mỹ mà tấn công trực tiếp vào các vị trí yếu điểm để hạ Knockout đối thủ. Mục tiêu tấn công đều nhằm vào các vị trí nguy hiểm trên cơ thể nên Quyền Anh chính là môn thể thao của “tử thần”. Lý do chính là do việc dùng găng tay boxing có thể trợ lực cho các cú đấm và gây ra các chấn động não nghiêm trọng. So với boxing tay trần đầy máu me thì Boxing nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng hãy lưu ý tập luyện mọi động tác nhiều lần để nhuần nhuyễn nhất và biến chúng thành bản năng. Vì những kỹ thuật boxing dù không khó nhưng lại chẳng dễ làm chủ chút nào,

Nếu đã đọc hết 4 lý do trên thì chắc chắn bạn hãy đăng ký ngay một khóa tập luyện. Tin tôi đi, bạn sẽ nhận được những lợi ích không ngờ và đây có thể là một bộ môn hoàn hảo dành cho bạn dù bạn là nam hay nữ. 

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Bạn có biết 5 nữ võ sĩ Quyền Anh xuất sắc nhất mọi thời đại chưa?

Trước đây người ta luôn nghĩ rằng Boxing là môn thể thao của phái mạnh và nữ giới thường kém được coi trọng trong môn thể thao này. Tuy nhiên, nếu là một fan cuồng nhiệt của boxing thì chắc hẳn bạn không thể không biết đến những nữ võ sĩ Quyền Anh quyền lực nhất thế giới,

Không chỉ có các đấng mày râu rạo nên những huyền thoại trong làng Quyền Anh thế giới như:  Muhammad Ali, “Tay đấm thép” Mike Tyson, Rocky Marciano, Roberto Duran. Những bóng hồng trong bộ môn thể thao hạng nặng này cũng tạo nên những kỳ tích không kém cạnh gì. 

1. Nữ võ sĩ người Nauy- Cecilia Braekhus

Cecilia Braekhus

Cecilia hay còn được biết đến với biệt danh “The First Lady”. Cô nắm giữ các đai vô địch như: IBF, WBA, WBC, IBO, WBO, đây là một thành tích cực kỳ đáng nể mà không phải võ sĩ nào cũng có thể đạt được. Cecilia Braekhus là một trong 4 người làm được điều này trong lịch sử cùng với Bernard Hopkins, Jermain Taylor và Terence Crawford. 34 trận đấu bất bại là thành tích đáng nể mà nữ tay đấm này tạo ra. Nữ võ sĩ hiện tại đã 36 tuổi và đã giải nghệ, trong trận so găng cuối cùng bảo vệ danh hiệu trước Kali Reis, Cecilia Braekhus đã đánh bại võ sĩ này và bảo vệ thành công đai vô địch của mình. 

2. Lucia Rijker- người phụ nữ nguy hiểm của Quyền Anh nữ thế giới

 Lucia Rijker

Không phải tự nhiên mà người ta mệnh danh cho Lucia Rijker là “người đàn bà nguy hiểm nhất thế giới". Trước khi đến với Quyền Anh nữ hạng nặng, thì Lucia đã là một võ sĩ kickboxing và cô bén duyên với boxing từ rất sớm, và bắt đầu sự nghiệp võ sĩ chuyên nghiệp từ năm 1996. 

Trong sự nghiệp thi đấu của mình, cô có đến 17 trận toàn thắng và có đến 14 trận là chiến thắng K.O. Lucia Rijker đã có một thập kỷ chiến đấu thành công và là nhà vô địch Quyền Anh nữ quốc tế ở nhiều hạng cân và đạt được các danh hiệu như: WIBF World Super hạng nhẹ và WIBO Junior hạng bán trung. Năm 2004, Lucia chính thức giải nghệ và tham gia vào con đường diễn xuất.

3. LaiLa Ali- con gái của huyền thoại Muhammad Ali

LaiLa Ali

Laila Ali là con gái thứ năm của cố huyền thoại và cũng là một nữ võ sĩ quyền anh xuất sắc nhất. Laila Ali đẫ thi đấu liên tục từ năm 1999 đến 2007 với 24 trận toàn thắng trong sự nghiệp và có 21 trận thắng K.O. Bảng thành tích của cô cũng vô cùng ấn tượng khi dành được các đai vô địch như: WIBF hạng dưới nặng cũng như các danh hiệu IBA, WIBF, WIBA và WBC hạng trung.

Sau khi treo găng, nữ võ sĩ Quyền Anh xuất sắc nhất thể giới còn nổi tiếng khi tham gia nhiều chương trình truyền hình thực tế: Dancing With the Stars, American Gladiators,…

4.  Ann Wolfe- “Brown Sugar”

Ann Wolfe- “Brown Sugar”

Đúng như biệt danh “viên đường vàng” của của làng Quyền Anh nữ quốc tế, Ann Wolfe được xem là võ sĩ giỏi nhất mọi thời đại và là người sở hữu cú đấm Knock-out mạnh nhất của boxing nữ. Wolfe có thành tích 24 trận thắng và 1 trận thua, trong đó có 16 trận thắng bằng KO. Cô đã giành được danh hiệu vô địch IBA hạng dưới nặng vào năm 2004 và nắm giữ tổng cộng ba danh hiệu thế giới ở ba hạng cân khác cùng một lúc.

Đến năm 2006, Ann Wolfe quyết định treo găng nghỉ hưu và trở thành 1 doanh nhân, một nhà từ thiện và một diễn viên nổi tiếng của Hollywood. Cô đã huấn luyện rất nhiều tên tuổi nổi tiếng của làng boxing nữ thế giới như: James Kirkland, Jennifer Fenn,…

5.  Regina Halmich

5.  Regina Halmich

Regina Halmich Có thể nói là người đầu tiên đặt nền móng cho nữ giới tham gia thi đấu ở Châu Âu  sau khi có một sự nghiệp huy hoàng khi còn là võ sĩ kickboxing chuyên nghiệp. Regina là nữ võ sĩ Quyền Anh xuất sắc nhất trong lịch sử những nữ võ sĩ đeo găng thượng đài. Trong khoảng thời gian thi đấu từ năm 1994 đến 2007, Regina thống trị sàn Boxing với 54 trận thắng, 1 trận thua và 1 trận hòa. Cô đã giành được đai WIBF hạng ruồi và hạng siêu ruồi. Sau khi giải nghệ, cô trở thành một nữ doanh nhân thành đạt và một HLV xuất sắc. 

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn, hy vọng những thông tin này là hữu ích với bạn. Những nữ võ sĩ boxing này là những huyền thoại truyền cảm hứng cho rất nhiều nữ võ sĩ đang có ước mơ với đai vô địch trên sàn đấu chuyên nghiệp.




Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Những câu nói nổi tiếng của các huyền thoại Boxing thay đổi cuộc sống của bạn

Quyền Anh là một môn thể thao tỷ đô do đó không ít người quyết định học nó không chỉ vì đam mê mà còn vì một tương lai có cuộc sống giàu có. Boxing không chỉ tạo nên cho bạn một cú đấm mạnh mẽ và một tinh thần thép. Khi đã đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, các huyền thoại Quyền Anh cũng có những câu nói và triết lý sống để lại cho tất cả những thế hệ sau để luyện tập và suy ngẫm. Có thể, những câu nói này sẽ thay đổi cuộc sống của bạn đó. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!

1. Huyền thoại Quyền Anh Muhammad Ali


Tôi ghét từng giây phút tập luyện. Nhưng đừng bỏ cuộc. Hãy chịu đựng lúc này và phần còn lại của cuộc đời bạn sẽ là sự vinh quang.”

Ali được coi là võ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, có thể các kỷ lục của ông bị các võ sĩ hậu thế phá vỡ nhưng người ta vẫn hâm mộ con người ấy vì tinh thần thi đấu, lối sống đạo đức và uy tín làm việc của ông. Đằng sau những vinh quang mà Muhammad Ali dành được đó là những giờ phút  luyện tập vất và, mồ hôi, máu và nước mắ. Nếu bạn muốn đứng trên đỉnh của Vinh quang, hãy luyện tập chăm chỉ, sau đó chắc chắn là con đường giải hoa. 

2. Manny Pacquiao

Manny Pacquiao

Bạn càng luyện tập chăm chỉ, những trận đấu sẽ trở nên càng dễ dàng.”

Chính thái độ tập luyện, thái độ sống tích cực của mình mà Manny Pacquiao được coi như một vị thần của người Phillipine. Người ta hay gọi anh với cái tên Manny Pacman. Câu nói của anh không chỉ đúng với những trận đấu ác liệt trên võ đài boxing mà nó còn đúng với võ đài của cuộc sống. Chỉ có luyện tập chăm chỉ bạn mới có thể vượt qua và chiến thắng mọi khó khăn. 

3. Câu nói nổi tiêng của Cus D’amato

Cus D’amato

Người anh hùng và kẻ hèn nhát đều có một cảm xúc như nhau. Nhưng người anh hùng biết chuyển sự sợ hãi của mình sang cho đối thủ trong khi kẻ hèn nhát bỏ chạy. Ai cũng có sự sợ hãi nhưng quan trọng là bạn làm gì với nỗi sợ hãi đó.”

Cus D’Amato có thể coi là người thầy nổi tiếng nhất trong làng huấn luyện Quyền Anh. Với những triết lý sống và luyện tập của ông đã tạo nên một trong những tay đấm huyền thoại của Boxing thế giới như Muhammad Ali, Mike Tyson. Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có lúc bạn thấy sợ hãi. Và điều quan trọng nhất là bạn phải biết vượt qua nỗi sợ hãi đó để vượt lên chính mình và thành công. 

4. “Tay đấm thép”- Mike Tyson


Bạn không bao giờ thua cuộc cho đến khi bạn thực sự bỏ cuộc.”

Bạn có thể không phủ nhận về một tay đấm thép lắm tài nhiều tật với cuộc sống đời tu lôn xộn. thế nhưng chắc chắn những gì mà Mike Tyson đã làm được quả thực đi vào huyền thoại. Bước lên sàn đấu, 2 người đàn ông chỉ có một người thắng, đó là cạnh tranh và đó cũng chính là võ thuật. Thể thao cũng như cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ chỉ thua khi bạn thực sự nghĩ mình sẽ bỏ cuộc và không thể làm được nữa. 

5. Rocky Balboa

Rocky Balboa

“Điều quan trọng không phải là việc bạn có thể đánh mạnh đến mức nào. Điều quan trọng là bạn có thể chịu được những cú đấm mạnh thế nào mà tiếp tục tiến lên.”

Rocky Balboa không phải là một huyền thoại Quyền Anh ngoài đời thực, đây chỉ là một nhân vật hư cấu trong bộ phim đình đám “Rocky”. Nhân vật này quả thực đã truyền cảm hứng đến rất nhiều võ sĩ boxing trên thế giới. Và có lẽ với tất cả những ai hâm mộ Boxing đều biết Rocky là ai, nhân vật này có tầm ảnh hưởng như thế nào.

Câu chuyện về Rocky cũng như con trai ông đã truyền cảm hứng không chỉ cho những người trong giới Boxing. Không quan trọng bạn có thể tấn công nhanh đến đâu mà quan trọng là sức chịu đựng của bạn với những cú đấm đó như thế nào. Cuộc sống cũng vậy, quan trọng là bạn có thể chịu được đến đâu.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

5 điều bạn nên biết khi quyết định học Muay Thái

Quyền Thái (Muay Thái) ngày này được tập luyện rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới và những giải đấu Muay lớn còn thu hút khán giả không kém gì các trận cầu đỉnh cao.Muay Thái được coi là môn võ nguy hiểm nhất mọi thời đại và dưới đây là 5 điều mà bạn cần biết trước khi quyết định học Muay Thái.
Muay Thái và những điều ít biết

1. Lịch sử ra đời của Muay Thái

Nếu bạn đang hay đã học Muay Thái, có bao giờ bạn quan tâm đến lịch sử ra đời của môn võ cận chiến lợi hai này không? Thông thường các võ si chỉ quan tâm đến việc làm sao có thể hạ knock-out được đối thủ hay có những cú đá hiểm hóc nhất. Muay Thái ra đời cách đây hơn 5 thế kỷ, và ở Thái, những người học Quyền Thái chọn ngày 17/3/1774 là ngày ra đời của môn võ thuật này. Lý do đây là ngày mà võ sĩ Nai Khanomtom dùng Quyền Thái và đánh bại 10 võ sĩ của Miến Điện. Muay Thái luôn khẳng định được vị trí của mình tại đất nước chùa Tháp.

Thời xa xưa, các chiến binh Muay học võ này chỉ để tự vệ và chống lại các kẻ thù xâm lược đất nước. Muay Thái hiện nay được cải tiến khá nhiều để phù hợp với các cuộc thi đấu như: Boxing, MMA,… Cũng không ai có thể biết chắc chắn được Muay Thái được ra đời từ bao giờ vì đây là một môn võ dân gian với các chiêu thức được đúc kết theo thời gian và thực chiến.
  
Lịch sử ra đời của Muay Thái

2. Ý nghĩ của cụm từ "Muay Thái"?

Ở Thái Lan, người ta gọi Muay Thái với cái tên thân thuộc hơn là “nghệ thuật 8 phần”. Cái tên này ám chỉ rằng, trong khi học Muay Thái, mọi bộ phận trên cơ thể đều có thể được võ sĩ sử dụng làm vũ khí tấn công. Muay có nghĩa là võ thuật trong tiếng Thái, nó đại diện cho toàn dân tộc Thái Lan. 

3. Muay Thái rất thực chiến trong tự vệ

Muay Thái là một trong những môn võ cận chiến nguy hiểm nhất thế giới và được phép sử dụng trong các tình huống tự vệ thực tế. Muay có cả những đòn tấn công nguy hiểm và những kỹ thuật phản đòn có thể tận dụng được sức mạnh của đối thủ để phản công lại. Việc luyện tập Muay Thái thường xuyên, võ sĩ có thể rèn luyện cho mình một tinh thần chiến đấu cao và phản xạ tốt trong các tình huống tự vệ hoặc bị tấn công bất ngờ. 



Bản chất của Muay Thái không chỉ là tự vệ mà còn là chiến đấu trong những cuộc chiến trực tiếp. Võ sĩ có thể sử dụng những đòn phan ống ác liệt, nhưng pha lên gối nguy hiểm hay né đòn hiệu quả. Học Muay Thái là một cách tối ưu để huấn luyện bản thân trở thành một chiến binh thực sự.

4. Học Muay Thái, không phải cứ thích là có thể học được

Muay thái là bộ môn không phải cứ thích là có thể tham gia học được. Thể lực, sự quyết tâm và khả năng chịu đựng của võ sĩ. Bạn nên biết rằng, các võ sĩ Muay Thái để có thể giành được những vinh quang thì họ đẫ phải trải qua những giờ tập luyện vất vả, trả giá bằng cả mồ hôi, nước mắt thậm chí là cả máu. 

Các bài tập mà võ sĩ phải tập khi học Muay Thái là: Chạy bộ khoảng 25-30 phút, kéo dài và gói tay, 30 phút kỹ thuật, 4 phút tập nặng (thường là tập 5 phút), 4 phút trực tiếp với HLV (cũng tập lại 5 hiệp) và 4 phút tập các đòn đánh (5 hiệp). Trung bình 1 buổi tập ít nhất phải đến 2 tiếng vì vậy mà thể lực là yếu tố cực kỳ quan trọng. Muay Thái không phải là cứ thích là học được. 

5. Tập Muay Thái có khả năng giảm cân cực tốt

Muay Thái có tính thực chiến cực cao

Ngay cả khi mới tập thì Muay Thái thì bạn cũng có thể giảm được đến 1000 kalo một giờ tùy mức độ luyện tập. Muay Thái được rất nhiều chị em lựa chọn để giảm cân như một bài earobic, đương nhiên những chị em sẽ không quyết định luyện tập với mục đích thượng đài. Và một điều cần chú ý là khi luyện tập cần dùng găng tay boxing phù hợp để có thể tránh được những chấn thương đáng tiếc. 

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Nếu bạn đang có ý định đăng ký một lớp tập Muay Thái thì hãy đọc kỹ những điều trên. Hy vọng anh em có những giờ tập luyện vui vẻ và hiệu quả.