Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Bạn cần lưu ý những gì để có một cú đấm boxing hoàn hảo?

Làm như thế nào để có thể tung ra một cú đấm mạnh, một cú đấm đảm bảo nock-out đối thủ ngay lập tức? Đây là câu hỏi mà có rất nhiều võ sĩ đặt ra. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ giúp anh em chỉ ra các kỹ thuật boxing và các yếu tố để có một cú đấm mạnh.

Tốc độ không phải là sức mạnh, sức mạnh là gia tốc

Trong boxing, gia tốc tạo nên sức mạnh của cúa đấm
Trong boxing, gia tốc tạo nên sức mạnh của cúa đấm 
Nhiều anh em vẫn nghĩ, trong boxing quan trọng nhất là tốc độ của các đòn đấm. Một đòn đấm nhanh luôn nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế thì gia tốc mới là thứ quyết định đến sức mạnh của đòn đấm. Vì vậy phải biết kết hợp các bộ phận khác để tạo ra một cú đấm mạnh.

Chuyển động của toàn bộ cơ thể

Sự chuyển động nhịp nhàng toàn bộ cơ thể khiến cho bạn có thể duy trì khoảng cách ổn định để ra đòn. Cần phải luyện tập khả năng di chuyển nhịp nhàng nhất là trong đối luyện và luyện tập với bao cát. Bạn cần kết hợp chuyển động như: hông, chân, lực tay và đầu để luyện nó thành phản xạ của cơ thể. Tập trung tinh thần tuyệt đối là điều vô cùng cần thiết.

Kỹ thuật boxing sử dụng chân

Kỹ thuật sử dụng chân trong boxing
Kỹ thuật sử dụng chân trong boxing rất quan trọng nếu bạn muốn có một cú đấm mạnh
Chuyển động chân trong boxing cực kỳ quan trọng. Nó giúp các võ sĩ né đòn đấm của đối thủ và tạo điều kiện để tung ra một cú đấm mạnh. Các bắp thịt trên cơ thể sẽ tạo ra một sức mạnh cực kỳ lớn mà đến chính bạn cũng không ngờ đến. Vì thế khi đòn đấm đượctung ra chân cần phải trụ thật vững vì lực sẽ dội ngược lại do phản lực của mặt đất.

Giữ khoảng cách an toàn khi đấm

Bạn nhất thiết phải giữ được một khoảng cách an toàn và thuận lợi nhất khi tung ra đòn đấm. Lý do bởi vì một đòn đấm chỉ có thể phát huy được sức mạnh tối đa khi nó được tung ra ở một vị trí thích hợp. Ví dụ như đòn đấm thẳng JAB thì khoảng cách thich hợp là một cánh tay. Nếu đứng quá gần, đòn đấm sẽ hoàn toàn không có lực.

Sử dụng các góc độ và kết hợp lực chuẩn xác

Cần sử dụng và kết hợp các lực toàn bộ cơ thể
Cần sử dụng và kết hợp các lực toàn bộ cơ thể
Đa dạng các góc độ đấm vô cùng quan trọng. Không nên chỉ sử dụng một góc độ đấm và một cú đấm, điều này sẽ làm cho bạn nhanh chóng bị nock-out. Cần biết kết hợp 4 cú đấm trong boxing một cách nhuần nhuyễn. Một điều đáng chú ý nữa đó là: Boxing sử dụng lực tay là chính nhưng lực tay chỉ mạnh nhất khi có trợ lực từ phía trân, hông và thân dưới. Do vậy, để có một cú đấm mạnh, bạn cần phải phối lực thật tốt.

Một số điểm cần lưu ý:

Cần mang găng tay boxing và các đồ bảo hộ khi tập
Cần mang găng tay boxing và các đồ bảo hộ khi tập
  • Cánh tay hãy thật thoải mái và chỉ co lại một phần giây khi đối thủ tiếp xúc với cú đấm của bạn. Nên nhớ phải co tay về ngay lập tức để có thể chuẩn bị cho các cú đấm tiếp theo.
  • Nên nhớ chỉ mở cánh tay đủ rộng để tấn công, nếu mở quá rộng, bạn sẽ không thể phòng thủ khi bị đối thủ tấn công. 
  • Nhớ nắm thẳng tay và không để các khớp ngón tay trồi lên nếu không bạn có nguy cơ bong gân, gãy khớp và chấn thương vùng cổ tay.
Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về các kỹ thuật boxing và các yếu tố để có một cú đấm mạnh. Chúc anh em thành công và luyện tập hiệu quả.

Bạn có thể quan tâm: 8 nguyên tắc khi tập boxing bạn phải nhớ.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

8 bước để quấn băng đa boxing chính xác

Quấn băng đa là việc mà võ sĩ nào cũng phải thực hiện khi tập boxing. Băng đa là dụng cụ boxing hỗ trợ để giúp các khớp tay của bạn đươc bảo vệ khi đấm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quấn băng đa chính xác. Dưới đây Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ 8 bước để quấn băng đa chính xác nhé!

Quấn băng đa phải đảm bảo làm sao khi đấm không bị lỏng quá mà gây chấn thương, hoặc có thể chặt quá mà làm cho máu không thể lưu thông đến tay được.

8 bước quấn băng đa boxing chính xác

Bước 1: Móc băng tay vào ngón tay cái và quấn vào sau tay

Cách quấn băng đa bước 1

Trước tiên để học cách quấn băng đa thì anh em nên lựa chọn cho mình được một chiếc băng đa thích hợp. Độ dài băng đa giao động từ 3,2m đến 4,5m.

Anh em móc băng đa vào ngón cái của bàn tay và tiến hành quấn băng đa theo hướng từ phía sau của bàn tay. Không nên quấn phía trước bàn tay ra sau vì cách quấn này không chặt và có thể làm cho băng đa bị tuột trong quá trình luyện tập và thi đấu.

Bước 2: Quấn vòng qua cổ tay 3 lần

Kéo băng đa xuống và quấn quanh cổ tay 3 lần. Nếu bạn thấy 3 vòng khiến lớp băng đa dày và gây khó chịu bạn có thể quấn 2 vòng. Lưu ý quấn vừa phải không nên chặt quá gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở cổ tay. 

Bước 3: Quấn quanh lòng bàn tay 3 lần

Quấn băng tay bước 3

Kéo băng đa quấn qua kẽ hở giữa ngón cái và ngón trỏ sau đó quấn vòng quanh lòng bàn tay 3 lần. Mục đích của bước này là để bảo vệ các khớp ngón tay. Vì thế đừng lo lắng việc băng đa sẽ che hết các khớp ngón tay nhé.

Bước 4: Quấn băng đa hình chữ X xuyên qua 3 kẽ ngón tay 

Để bảo vệ các ngón tay tốt nhất, không nên quên quấn băng đa qua các kẽ tay. Băng quấn sẽ đi giữa các ngón tay và chéo nhau ở lưng bàn tay. Quấn như vậy có tác dụng bó chặt các khớp tay, tách ngón tay ra và hạn chế khả năng trật khớp cũng như gãy khớp.
Quấn băng đa bước 4

Bước 5: Quấn quanh ngón cái

Sau khi quấn các kẽ ngón tay thì bạn phảu quấn băng đa quanh phần ngón cái lại. Chú ý quấn một vòng đảm bảo các khớp ở ngón tay cái được quấn chặt. Lật ngửa bàn tay lên để chuẩn bị bước khóa ngón cái lại. 

Bước 6: Khóa ngón cái lại

Quấn quanh lòng bàn tay thay vì quanh ngón cái. Việc này thêm kiên cố ngón cái và giữ cố định băng quấn, không cho băng quấn bung ra khi đang thi đấu.

Bước 7: Quấn quanh các khớp tay 3 lần

Cách quấn băng đa bước 7

Sau đó quấn quanh các khớp ngón tay 3 lần để che đi phần khớp tay khi bạn đấm. Điều này giúp hạn chế chấn thương từ những cú đấm.

Bước 8: Kết thúc ở cổ tay

Quấn thêm vài vòng nữa rồi kết thúc ở phần cổ tay. Nếu băng còn quá dài thì có thể quấn thêm vài vòng ở lòng bàn tay hoặc các kẽ ngón tay. Cuối cùng, sử dụng Verclo (khóa dính) để cố định chặt băng đa đã quấn ở cổ tay.

Cách quấn băng đa bước 8

Trên đây là cách quấn băng đa chính xác cho anh em nào chưa biết. Hãy đảm bảo bạn quấn băng đa đúng để hạn chế tối đa chấn thương cho đôi tay nhé. Chúc bạn có những buổi tập luyện hiệu quả.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Bạn cần phải biết những gì khi quyết định tập boxing?

Bạn có thể biết Boxing như một môn thể thao quý tộc. Nó được nhiều người lựa chọn để tập luyện nhưng chưa bao giờ là dễ dàng. Đến với Boxing, dù muốn hay không bạn cũng phải chấp nhận những thực tế phải trải qua. Nếu bạn không thể kiên trì, vậy có lẽ boxing là một môn thể thao không phù hợp với bạn.

Đây là 5 thực tế mà người học boxing nào cũng phải trải qua.

1. Boxing sẽ là môn nhàm chán

Boxing sẽ là môn nhàm chán
Boxing sẽ là môn nhàm chán vì bạn phải tập đi tập lại 1 cú đấm nhiều lần
Khi học boxing bạn phải chấp nhận nó là một môn thể thao cực kỳ nhàm chán. Bạn hãy bỏ suy nghĩ rằng mình có thể tung ra được những cú đấm "sấm sét" ngay sau khi tập luyện vài tháng. Điều quan trọng là bạn phải tập từ cơ bản đến nâng cao. Rèn luyện những kỹ năng cơ bản cũng khiến bạn mất cả đống thời gian.

Có thể bạn sẽ phải tập đi tập lại một kỹ thuật trong nhiều ngày thậm chí là trong nhiều tháng chỉ với mấy đòn cơ bản. Có thể nhiều năm bạn vẫn không thể tập được những kỹ thuật boxing của các huyền thoại Quyền Anh thế giới. Boxing là bộ môn của sự tinh tế, tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả. Vì vậy có thể bạn sẽ cảm thấy cực kỳ nhàm chán. Quan trọng là bạn phải vượt qua được nó.

2. Học phí khi học boxing sẽ cao hơn các môn thể thao khác

Chi phí học boxing sẽ tốn kém hơn các môn thể thao khác
Chi phí học boxing sẽ tốn kém hơn các môn thể thao khác

Để có thể lập được 1 CLB boxing, phải trang bị rất nhiều loại dụng cụ. Điều đầu tiên có thể kể đến là những đôi găng tay boxing, loại găng tay boxing giá rẻ với chất lượng ổn cũng phải hơn là 500.000đ. Các dụng cụ khác như: bao cát boxing, đích, dụng cụ bảo hộ, gương,... Tóm lại là chi phí rất cao, một CLB boxing "bình dân" cũng có mức học phí cao hơn gấp đôi các CLB võ phong trào khác. Đây là lý do tại sao Boxing được coi như một bộ môn thể thao quý tộc.

3. Boxing là bộ môn của va chạm

Đây là đặc trưng của boxing, rất nhiều bạn lo ngại điều này khi đến với các CLB boxing. Đặc biệt là các bạn nữ. Bạn có thể đến với boxing với mục đích giảm cân, luyện tập sức khỏe và không vì mục đích bước lên võ đài thi đấu đối kháng. Thế nhưng, dấn thân vào boxing, điều này có nghĩa là bạn phải chấp nhận sự va chạm.
Va chạm là yếu tố không thể nào tránh trong boxing. Bản lĩnh của một võ sĩ được tôi luyện qua những lần va chạm như thế. Chỉ có va chạm, kỹ năng của bạn mới được nâng cao. Đừng chỉ đấm gió hay luyện tập với bao cát, hãy sẵn sàng cho một cuộc so găng thực sự.

4. Tập boxing, bạn sẽ bị so sánh với những môn thể thao khác

Boxing sẽ bị so sánh với các môn thể thao khác
Boxing sẽ bị so sánh với các môn thể thao khác
Những người không hiểu gì về boxing sẽ có suy nghĩ này. Nếu Muay Thái sử dung tất cả các bộ phận của cơ thể để tấn công, MMA sử dụng những đòn vật và xiết về phía đối thủ thì Quyền Anh chỉ có đấm, đấm và đấm. Mọi người đều cho rằng Boxing thiếu tính thực chiến, không hiệu quả. Nếu bạn cũng nghĩ như vậy, bạn đừng chọn boxing để luyện tập.

Boxing thực tế có khá ít đòn so với các môn võ thuật khác. Nhưng những cú đấm của boxing lại thiên về sự chính xác và sức mạnh. Tất cả đều có luật của nó, boxing cũng vậy và hãy tuân thủ quy tắc.

5. Trong boxing, bản lĩnh là thứ khẳng định đẳng cấp của bạn

Bản lĩnh là thứ thể hiện đẳng cấp trong boxing
Bản lĩnh là thứ thể hiện đẳng cấp trong boxing 
Nếu Karate có đai áo để phân biệt đẳng cấp của các võ sĩ thì trong boxing không như vậy. Boxing không có một quy chuẩn nào để phân biệt đẳng cấp của võ sĩ như các môn võ khác. Bản lĩnh là thứ duy nhất để khẳng định đẳng cấp của bạn. Vì thế, hãy rèn luyện khả năng chiến đấu thực sự để khẳng định đẳng cấp của bạn trên võ đài. 

Trên đây là những thực tế bạn phải biết rõ khi tập boxing. Nếu thích nghi với chúng, bạn chắc chắn sẽ thành một võ sĩ đẳng cấp thực sự.
Có thể bạn quan tâm: Điều gì giúp bạn gia tăng sức mạnh của những cú đấm trong boxing 

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Điều gì giúp bạn gia tăng sức mạnh của những cú đấm trong boxing?

Nếu bạn đang muốn trở thành 1 boxer chuyên nghiệp thì những kỹ năng đấm cũng vô cùng cần thiết. Đừng chỉ đơn giản là bạn đang luyện tập với bao cát hay đang đấm gió. Dưới đây, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ với anh em cách để giúp bạn gia tăng sức mạnh tối đa trong boxing

Trước tiên, hãy tung những cú đấm đúng kỹ thuật

Cần tung những cú đấm đúng kỹ thuật
Cần tung những cú đấm đúng kỹ thuật
Dúng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết đầu tiên khi tung những cú đấm. Hãy để nắm đấm của bạn chắc, các ngón tay chặt và không bị gồng. Cổ tay, bàn tay và cẳng tay đảm bảo phải thẳng, không được cong và đặc biệt là các khớp ngón tay không được trồi lên. Nếu không tuân thủ, chắc chắn bạn sẽ bị gãy khớp khi đấm. Khi bạn thực hiện một cú đấm thẳng về phía bao cát, hãy đảm bảo dùng hết lực.  Các chấn thương thường gặp nhẹ nhất là bong gân, còn lại bạn sẽ bị nặng hơn như thế.

Có 4 cú đấm phổ biến trong boxing là: đấm thẳng, đấm móc, đấm tạt và gạt đòn của đối thủ. Bạn hãy chú ý đến sự kết hợp lực từ thân, vai và chân để có được lực đấm tốt nhất.

Đấm bao cát boxing- đấm chứ đừng đẩy

Đây được coi là một nguyên tắc đấm trong boxing. Khi bạn đẩy bao cát, chúng sẽ quay tròn làm bạn mất tập trung. Điều này đặc biệt có hại khi bạn đang luyện tập những cú đấm cố định và khả năng phản xạ của bạn còn chưa thực sự tốt. Hơn thế nữa, khi bao đấm quay tròn sẽ làm cho bạn bị mất sức nhanh chóng dẫn đến mỏi tay và mệt. Khi tung cú đấm, hãy thu ngay tay về chứ đừng tiếp xúc quá lâu. Đây là bước chuẩn bị cho đòn đánh tiếp theo. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải chắc chắn là bạn đấm chứ không đẩy bao cát đấm bốc đấy nhé!

Trong các kỹ thuật boxing, khoảng cách là rất quan trọng

Cần giữ khoảng cách phù hợp khi đấm boxing
Cần giữ khoảng cách phù hợp khi đấm boxing 
Khoảng cách lý tưởng cho một cú đấm là một cánh tay. Còn các cú đấm móc thì khoảng cách sẽ gần hơn một chút. Khoảng cách phù hợp là điều kiện quan trọng để có một cú đấm chính xác. Các võ sĩ cần di chuyển bước chân hợp lý để có sự kiểm soát cự li tốt hơn. Với các boxer mới bắt đầu thì nên di chuyển các bước nhỏ trước tiên khi tiến các bước dài và di chuyển vòng quanh bao cát.

Di chuyển đầu là một kỹ thuật boxing cần thiết 

Mục đích của di chuyển đầu là nhằm luyện tập khả năng phản xạ cho các võ sĩ khi bước vào các trận đấu thực sự. Di chuyển đầu là một kỹ thuật boxing căn bản. Bạn cần né đầu và phản xạ khi bao cát đấm di chuyển về phía mình. Các kỹ thuật di chuyển được di chuyển thành thạo sẽ giúp bạn giải phóng được khả năng cho đôi tay của bạn Khi chiến đấu, ngay cả khi khôg thể dùng đôi tay để bảo vệ đàu thì bạn vẫn có khả năng né đòn của đối thủ. Có 3 kỹ thuật di chuyển đầu: di chuyển đầu hình tròn, di chuyện đầu hình tam giác và kỹ thuật đặt tay khi di chuyển đầu.

Đấm 3-6 cú đấm một lúc

Đấm 3-6 cú một lúc để cơ có thời gian phục hồi
Đấm 3-6 cú một lúc để cơ có thời gian phục hồi
Bạn nhất thiết không nên đấm liên tục 10 cú một lúc. Điều này làm cho bạn có thể bị mỏi tay và không thể đấm được các cú tiếp theo. Nên đấm 3-6 cú một lúc là chuẩn nhất, nhịp điệu này đủ thời gian để cho cơ bắp nghỉ ngơi, tránh trường hợp mỏi cơ.

Nhớ tập với găng tay boxing 

Nhiều người tập bao cát bằng tay không, điều này là rất nguy hiểm. Găng tay boxing giúp bạn hạn chế tối đa các chấn thương gặp phải và tăng lực cho cú đấm của bạn. Nếu bạn muốn đấm bao cát boxing tốt và hiệu quả cao, hãy chọn cho mình một chiếc găng tay boxing phù hợp.

Nhất thiết phải sử dụng găng tay boxing khi đấm
Nhất thiết phải sử dụng găng tay boxing khi đấm 
Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về 6 cách giúp bạn có một cú đấm mạnh và hoàn hảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tốt trong luyện tập.

Có thể bạn quan tâm: võ sĩ cần lưu ý điều gì để hồi phục chấn thương nhanh

Võ sĩ cần lưu ý điều gì để nhanh hồi phục chấn thương?


Đã luyện tập thể thao thì chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Các chấn thương trong quyền anh có thể nặng hơn các môn thể thao khác. Võ sĩ khi bị thương có thể không tập luyện được hay hoạt động tùy vào mức độ chấn thương nặng hay nhẹ. Hôm nay Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ giúp các anh em một số lưu ý trong quá trình phục hồi chấn thương.

1. Một chế độ ăn uống giàu Protein

Bổ sung các thực phẩm giàu Protein trong phục hồi chấn thương
Bổ sung các thực phẩm giàu Protein trong phục hồi chấn thương
Protein là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu khi bạn đang gặp chấn thương. Một lời khuyên hữu ích là các võ sĩ cần bổ sung đủ lượng protein cần thết để tăng khả năng phục hồi cho cơ thể. Có rất nhiều cách để bổ sung protein cho cơ thể nhưng một chế độ ăn cân đối là điều quan trọng nhất.

Khẩu phần protein của một võ sĩ trong một ngày cần nạp có thể cao hơn người bình thường. Lượng protein khoảng 2g/kg/ngày là vừa phải. Điều này tức là một võ sĩ nặng 70Kg thì cần khoảng 140g protein một ngày. Một nguồn protein phong phú bao gồm khoảng 20-30g protein trong mỗi bữa ăn. Ví dụ, một quả trứng chứa khoảng 6g protein và ức gà bao gồm 25-30g, trong khi 180g sữa chua Hy Lạp có chứa khoảng 20g protein. Cần có sự cân bằng giữa các loại thức ăn.

2. Cân bằng năng lượng

Cân bằng năng lượng để nhanh phục hồi sau chấn thương hơn
Cân bằng năng lượng để nhanh phục hồi sau chấn thương hơn
Năng lượng rất cần thiết trong quá trình các võ sĩ phục hồi chức năng của cơ sau chấn thương. Trong quá trình hồi phục chấn thương, tiêu hao năng lượng có thể tăng lên 15-50%. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào mức độ chấn thương mà mà bạn đang gặp phải. Vì vậy, anh em phải ăn uống sao cho mức độ nạp năng lượng phải cân bằng với mức độ tiêu hao năng lượng. Nếu điều này bị mất cân bằng, bạn sẽ không thể phục hồi chấn thương nhanh.

3. Sử dụng các chất bổ sung

Các thực phẩm bổ sung cũng hỗ trợ điều trị chấn thương

Việc bổ sung các loại chất thông qua các thực phẩm chức năng được khá nhiều người dùng đến. Một trong số đó phải kể đên Leucine. Leucine là một axit amin thiết yếu và 3g của nó đã được tìm thấy để kích thích tổng hợp protein cơ bắp. 3g leucinecó thể được tìm thấy trong 25-30g protein, 140g thịt gà hoặc 170g cá.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể bạn cũng có thể hấp thụ được hết các loại vitamin và dinh dưỡng từ những thực phẩm chức năng này. Có thể chỉ là một nửa hoặc ít hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi uống những loại chất bổ xung công thức như vậy.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về các lưu ý khi bạn đang trong quá trình hồi phục chấn thương. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!

Xem thêm: lý do bạn nên cho trẻ học boxing

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Đây là những lý do mà bạn nên cho trẻ học boxing sớm

Trẻ em quá lệ thuộc vào các trò chơi game online hoặc dán mắt vào màn hình TV cả ngày là việc đau đầu của rất nhiều ông bố bà mẹ. Cho trẻ đi học võ được rất nhiều người cân nhắc. Boxing quả là một lựa chọn không tồi. Những tác dụng dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn đăng ký ngay cho con mình một khóa Boxing đó;

Khi nghĩ đến tập boxing, chắc chắn phụ huynh sẽ e ngại mà nghĩ đến đánh đấm và chiến đấu. Tuy nhiên đây lại là môn thể thao kích thích sự phát triển toàn diện của bé. Tại Mỹ nó được khuyến khích tập luyện tại tất cả các trường học. Dưới đây là 9 lý do giải thích tại sao nên cho trẻ tập boxing từ sớm. Hãy cùng Võ thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!

Boxing giúp trẻ giải tỏa căng thẳng sau giờ lên lớp

Tập boxing khiến trẻ giảm căng thẳng
Tập boxing khiến trẻ giảm căng thẳng
Ngày nay trẻ gặp rất nhiều áp lực trong học tập vì chúng thường liên quan đếm điểm số và thành tích ở trường. Vận động là cách giúp trẻ giải tỏa căng thẳng sau những buổi đến lớp căng thẳng. Tập boxing có hiệu quả giải tỏa áp lực cao hơn nhiều lần so với việc bé ngồi xem TV tại nhà. Đây cũng là một cách giúp trẻ giải tỏa năng lượng rất hiệu quả.

Tăng cường hệ thần kinh vận động cho bé

Nghiên cứu kho học cho thấy, sự phát triển về thể chất và tinh thần của các bé học võ thường tốt hơn. Boxing là cách để bạn giúp bé tăng cường các hệ thần kinh vận động. Các nhóm cơ trên cơ thể được hoạt động tốt hơn, bé linh hoạt hơn và nâng cao sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Xác định mục tiêu đạt được thật rõ ràng

Trong Quyền Anh, trẻ phải biết cách đặt mục tiêu cho bản thân và đạt được những mục tiêu đó. Việc đặt mục tiêu rõ ràng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết, đây sẽ là một thói quen có lợi không chỉ là với thể thao. Có thể con bạn không đứng trên đỉnh cao nhất nhưng nó sẽ luôn biết đặt mục tiêu để biến mình thành nhà vô địch.

Khả năng tự vệ

Tập boxing khiến trẻ rèn luyện khả năng tự vệ
Tập boxing khiến trẻ rèn luyện khả năng tự vệ
Đây là điều mà rất nhiều ông bố, bà mẹ muốn con mình có được khi đến với các lớp võ thuật. Các kỹ năng, các đòn đấm và khả năng phản xạ sẽ giúp con bạn có thể tự bảo vệ bản thân khi cần thiết. HLV sẽ giúp bé biết thế nào là tự vệ chính đáng và chiến đấu có kỷ luật. Kỹ năng này sẽ giúp bé khi bị kẻ xấu tiếp cận hay bị trẻ lớn hơn bắt nạt.

Tạo dựng sự tự tin và lòng dũng cảm

Khi được khen ngợi, bé sẽ được tạo dựng niềm tin rằng bé có thể vượt qua mọi thử thách. Boxing cũng giúp bé có được lòng dũng cảm cần thiết khi phải vượt qua khó khăn thậm chí là đánh bại kẻ địch mạnh hơn mình.

Trẻ tập boxing có thể rèn sự tập trung

Trẻ con thường không tập trung vào một việc. Chúng thường bị xao nhãng và thu hút bởi nhiều thứ thú vị xung quanh mình. Boxing dạy trẻ cách tập trung tuyệt đối vào một việc. Trong boxing, nếu không tập trung, đồng nghĩa với thất bại và chấn thương. Thói quen này giúp bé tập trung vào công việc và học tập.

Boxing dạy trẻ biết tôn trọng 

Tập boxing dạy trẻ biết cách tôn trọng
Tập boxing dạy trẻ biết cách tôn trọng 
Bạn có thể thấy trên video các trận đấu boxing. Các võ sĩ thường bắt tay và ôm nhau trước khi thi đấu. Đây gọi là tinh thần tôn trọng trong thể thao, một truyền thống tốt đẹp không chỉ ở riêng boxing. Tập boxing dạy trẻ biết cách tôn trọng ngay cả đối thủ của mình, tôn trọng luật chơi và tôn trọng kết quả.. 

Xây dựng khả năng giao tiếp cho trẻ

Tập boxing, trẻ có cơ hội được gặp gỡ nhiều những người bạn khác cùng trang lứa. Con bạn có thể hòa đồng hơn, giao lưu nhiều hơn thông qua boxing. Điều này giúp con bạn thúc đẩy sớm hơn khả năng giao tiếp xã hội, sự hòa đồng và cảm thông.

Tính tuân thủ kỷ luật

Tuân thủ kỷ luật là điều trẻ nào cũng phải học. Boxing dạy trẻ tuân thủ luật chơi, tuân thủ thời gian và tuân thủ kỷ luật, quy định mà HLV đặt ra. Điều này giúp con bạn sống quy củ hơn, cả trong thể thao và trong học tập, sinh hoạt.

Trên đây là những lợi ích của boxing đến với bé. Đừng ngần ngại mà hãy đăng ký ngay cho bé một lớp học Boxing từ sớm đi nhé!

Xem thêm: Liệu bạn đã biết ý nghĩa của ký hiệu Oz trên găng boxing chưa?

Liệu bạn đã biết ý nghĩa của ký hiệu Oz trên găng boxing chưa?

Nếu bạn là một võ sĩ đang luyện tập boxing, vậy thì ắt hẳn bạn chẳng thể không biết đến ký hiệu Oz trên găng tay đấm bốc của mình. Có thể có nhiều võ sĩ nhìn thấy kí hiệu này, nhưng không phải ai cũng hiểu ký hiệu đó có nghĩa là gì. Hãy cũng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!

Oz là ký hiệu trên găng tay boxing
Oz là ký hiệu trên găng tay boxing mà không phải ai cũng biết nó là gì

Oz là gì? 

Ounce (viết tắt: oz) là một đơn vị đo lường khối lượng được sử dụng nhiều tại Anh và một phần ở Mỹ. Giá trị của nó không cố định mà thay đổi theo hệ thống. Có 2 dạng được sử dụng nhiều nhất là Ounce avoirdupois quốc tế và Ounce troy quốc tế, 1 oz = 28.3495231 gram.

Tại sao oz được dùng làm đơn vị đo khối lượng găng tay

Trước đây, đối với Boxing cổ điển, các võ sĩ phải sử dụng tay tràn để chiến đấu. Điều này làm tổn thương rất lớn đến các khớp xương ở tay cảu võ sĩ. Cho đến cuối thế kỉ 18, Jack Broughton đã đề xuất dùng găng tay để giảm các chấn thương trong quá trình thi đấu boxing. Từ đó, găng tay trở thành biểu tượng của Quyền Anh. Dần dần, nó còn ảnh hưởng và trở thành đồ bảo hộ trong các môn võ khác như Muay Thái, MMA,...
Oz là đơn vị chuẩn cho khối lượng găng boxing
Oz là đơn vị chuẩn cho khối lượng găng boxing tránh hiện tượng ăn gian trong thi đấu
Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu, các võ sĩ thường "ăn gian" trong thi đấu bằng cách sử dụng những đôi găng dày và nặng để có những cú đấm mạnh về đối thủ. Nguyên nhân này làm cho các nhà tổ chức võ thuật phải vào cuộc để đưa ra những quy chuẩn về khối lượng găng tay. Đơn vị oz được chọn làm đơn vị chuẩn của găng tay boxing mà các nhà sản xuất và võ sĩ phải tuân thủ.

Khối lượng của găng boxing phổ biến hiện nay

Các hãng sản xuất găng boxing thường sản xuất găng đấm bốc với kích cỡ đó là: 6 oz (thiếu nhi), 8 oz (găng tay thi đấu đối kháng), 10 oz (Boxing chuyên nghiệp), 12 oz, 14 oz, 16 oz (tập luyện và thi đấu). Cặp găng của hãng Walon, Everlast với khối lượng 10-12 oz, tức là khoảng gần 400 grams.

Oz có phải "cỡ" găng tay boxing không?

10oz là cõ găng tay các võ sĩ chuyên nghiệp hay sử dụng
10oz là cõ găng tay các võ sĩ chuyên nghiệp hay sử dụng
Câu trả lời là không phải. Vì tùy theo thiết kế, cấu trúc đặc trưng mỗi găng tay boxing của các hãng sản xuất, cũng như chất liệu sử dụng mà những cặp găng có cùng đơn vị oz lại không có kích cỡ giống nhau. Có thể cùng khối lượng là 12oz nhưng cũng có loại võ sĩ đeo vừa tay, cũng có loại võ sĩ bị đeo chật.

Trên đây là những chia sẻ của mình về ký hiệu Oz trên găng tay boxing. Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: những kỹ thuật boxing nhất thiết phải có trước khi lên võ đài

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Những kỹ thuật boxing nhất thiết phải có khi bước lên võ đài

Trước khi lên đấu bất kỳ một trận boxing đối kháng nào, võ sĩ cũng phải chuẩn bị thật tốt cho mình cả về tinh thần và kỹ thuật chiến đấu. Các kỹ thuật trong boxing đều có những tác dụng riêng, có 3 kỹ thuật boxing đối kháng mà nhất định bạn phải thực sự thành thạo trước khi muốn "khô máu" trên võ đài.

Các đòn này là những kỹ thuật boxing đối kháng rất cơ bản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!

JAB- kỹ thuật đấm thẳng tay trước

JAB- cú đấm thẳng tay trước là đòn tấn công hiệu quả
JAB- cú đấm thẳng tay trước là đòn tấn công hiệu quả
Jab là thuật ngữ để chỉ cú đấm thẳng tay trước trong boxing. Đây là kỹ thuật boxing cơ bản mà võ sĩ nào cũng phải biết khi đến với boxing.  Mặc dù rất cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy mà nó được sử dụng trong ở rất nhiều môn không riêng gì Boxing như: Kick-boxing, Muay Thái, MMA,... Muốn bước lên sàn đấu, phải thành thạo cú đấm thẳng tay trước này.

Về cơ bản, Jab là một chiến thuật tấn công đơn thuần. Nhưng các võ sĩ chuyên nghiệp với khả anwng phán đoán tốt thì nó lại là một đòn tấn công hiểm hóc hàng đầu. Đòn này có khả năng: tấn công đầu đối thủ, làm cho đối thủ bị nhiễu và chuẩn bị cho các đòn hiểm hóc hơn. Đây được coi là bước đệm để trả đòn và đánh gạt đối thủ. 

Jab là đòn đấm được võ sĩ dùng đến hơn 60% trong tổng số các cú đấm,đôi khi là 75%. Jab có thể coi là cú đấm bận rộn nhất trong Boxing. Lý do bởi vì nó có thể được tung ra rất nhanh và không ảnh hưởng quá nhiều đến các kỹ thuật phòng bị khác. 

Clinch- kỹ thuật boxing đối kháng cực hiệu quả

Clinch được sử dụng trong rất nhiều môn võ đối kháng

CLINCH là từ để chỉ kỹ thuật  boxing đối kháng ôm giữ đối thủ ở tư thế đứng. Kỹ thuật này có các yêu cầu khác nhau trong các môn thể thao khác nhau. Thậm chí, trong một số môn, kỹ thuật boxing đối kháng này có thể bị cấm. Trong Boxing, Clinch không phải là đòn đúng luật,  nhưng đôi khi vẫn được các võ sĩ sử dụng để chấm dứt ý đồ tấn công của đối thủ. 

Clinch là một kỹ thuật đối kháng hiệu quả. Nó có khả năng làm cho đối thủ "bất tỉnh nhân sự" hoặc đau cực độ. Đòn này được sử dụng rất nhiều trong Muay Thái. Đây là đòn tấn công để cản phá đối thủ, hóa giải tình huống trước khi thực hiện các đòn đá, đấm và tấn công bằng cùi chỏ. CLINCH còn được sử dụng rất nhiều trong MMA chứ không riêng gì Boxing hay Muay Thái.

Uppercup- Cú móc ngược

Uppercut là kỹ thuật tấn công hiệu quả trong boxing
Uppercut là kỹ thuật tấn công hiệu quả trong boxing 
Đây là cú đấm tấn công theo chiều dọc, được tung lên từ phía bên phải của võ sĩ. Cú móc ngược- một kỹ thuật boxing đối kháng cơ bản mà các võ sĩ phải nằm nóng khi tham gia vào trận tranh tài. Cú móc ngược có hiệu quả đó là “xốc” đối thủ ngược lên,làm đối thủ mất thăng bằng để tung ra những đòn tấn công liên tục tiếp theo. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể kết hợp 2 cú móc ngược trái phải với nhau. Sự kết hợp chết người này sẽ loại bỏ trực tiếp đối thủ ra khỏi trận đấu. 

Uppercut là một cú đấm cực mạnh và hiệu quả nếu bạn tấn công đối thủ ở vị trí tầm trung. Nếu đối thủ ở quá xa thì cú đấm này không có nhiều tác dụng do khuỷu tay bị cong và giảm lực đấm. Lực từ thân người và hông sẽ không thể phối hợp tốt nên bạn có thể bị nock out bởi một cú đấm thẳng.

Một số lưu ý các võ sĩ cần biết 

  • Võ sĩ cần chuẩn bị cho mình một tinh thần thi đấu tốt. Các kỹ thuật boxing đối kháng cũng phải được luyện tập nhuần nhuyễn và bài bản.
  • Các cú đấm phải được tung ra nhanh, chính xác và thu về ngay lập tức nếu không bạn sẽ bị chấn thương hoặc bị nock out.
  • Đồ bảo hộ như: găng tay boxing, bảo vệ răng, bảo vệ đầu là thứ bạn không thể thiếu. Đây là điều vô cùng quan trọng. 

Trên đây là 3 kỹ thuật boxing đối kháng hữu dụng nhất mà bạn nhất thiết phải biết và nhuần nhuyễn trước khi lên đài. Võ Thuật Tây Sơn hi vọng anh em sẽ có cho mình những chuẩn bị tốt nhất để có những trận thi đấu đối kháng thành công.
Xem thêm: 8 nguyên tắc tập boxing đối luyện người mới phải biết

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

8 nguyên tắc khi tập boxing đối luyện người mới phải biết

Đối luyện trong boxing hay còn được gọi là Sparring nhằm mục đích nâng cao khả năng chiến đấu của võ sĩ để chuẩn bị cho thực chiến. Hôm nay Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ 8 nguyên tắc trong luyện tập Sparring mà các boxer cần phải áp dụng. Nếu không sẽ gây ra cả chấn thương cho bản thân và bạn tập.

1. Sparring is not Fighting

Đối luyện để nâng cao kỹ năng, không phải chiến đấu
Đối luyện để nâng cao kỹ năng, không phải chiến đấu
Saprring là đối luyện, không phải là thi đấu đối kháng. Vì vậy dùng toàn sức nhưng đừng cố gắng trở nên hung dữ với bạn tập của bạn. Khi luyện tập đối luyện, quan trọng nhất là nâng cao khả năng chiến đầu và làm sắc nét kỹ thuật của bạn hoặc bạn tập. Đây có thể được coi là quá trình giao lưu học tập. 

2. Bảo vệ bản thân mọi lúc

bảo vệ bản thân mọi lúc là lời khuyên không chỉ cho Sparring mà còn cả cho những võ sĩ chuyên nghiệp đứng trên sàn đấu. Hãy chắc chắn bạn đang tập trung 100% sức lực và tinh thần của mình cho cuộc luyện tập. Đừng bao giờ lơ đễnh mà rời mắt khỏi đối thủ của bạn giữ tay luôn ở cằm, mặt. Nếu bạn không tuân theo quy tắc này sẽ chỉ làm cho bạn dễ bị K.O, dù đó chỉ là đối luyện.

3. Tập luyện dưới sự giám sát

Đừng bao giờ nghĩ đối luyện là không nguy hiểm và có thể tự luyện tập. Sparring nếu không dưới sự giám sát và hướng dẫn của huấn luyện viên thì sẽ trở nên rất nguy hiểm. Nếu bạn đang có ý định đối luyện mà không có sự giám sát của HLV thì đó là thiếu khôn ngoan và không nên.

4. Các thiết bị an toàn là không thể thiếu

Cần mang đầy đủ đồ bảo hộ khi đối luyện
Cần mang đầy đủ đồ bảo hộ khi đối luyện
- Găng tay boxing : Đây là dụng cụ không thể thiếu. Bạn nên sử dụng loại 14oz - 16oz là thích hợp nhất cho đối luyện, nên nhớ cần kiểm tra các miếng đệm tiếp xúc thật kĩ xem có vấn đề không
- Bảo hộ đầu :Luôn nhớ sử dụng chúng ngay cả khi bạn chỉ sparring . Các dụng cụ này để bảo vệ những tổn thương mô mềm ( vết bầm tím, vết rách,.. )
- Bảo hộ răng : Chúng được sử dụng để bảo vệ bên trong miệng và môi để tránh răng cắn vào khi chúng ta bị dính một cú đấm.

5. Hãy thư giãn

Hãy đảm bảo bạn thực sự thư giãn khi được nghỉ giữa hiệp. Đây không phải là một trận thi đấu nên bạn cũng không cần phải dốc hết 100% sức lực. Đừng chỉ chú trọng đến tấn công, hãy dành thời gian quan sát các cú ra đòn, phán đoán hướng và tìm cách giải quyết.

6. Luyện tập kỹ thuật thở

Hãy rèn luyện kỹ thuật thở của mình như một vận động viên Marathon. Đừng bao giờ quên thở, cố gắng hít thở bằng mũi thay vì bằng miệng. Luôn luyện tập thở khi đánh gió và đánh bao cát. Những người mới thường quên thở mỗi khi đánh, cho nên họ sẽ mất sức rất nhanh.

7. Đấm thẳng

Đừng bao giờ quên những cú đấm thẳng trong đối luyện
Đừng bao giờ quên những cú đấm thẳng trong đối luyện
Nhất thiết phải dùng những cú đấm thằng, đây là những đòn tấn công cơ bản. Nó có thể không phải là đòn tấn công nguy hiểm nhất nhưng chắc chắn nó là đòn hiệu quả bậc nhất. Khi bạn đã kiệt sức và đối thủ còn rất hung hăng, bạn chỉ còn đấm thẳng. Có thể cú đấm thẳng không phải vũ khí tấn công duy nhất ở giai đoạn này nhưng nó có thể giúp bạn tấn công và phòng thủ hiệu quả.

8. Bị phê bình

Vấn đề phê bình được coi là một phần không thể thiếu trong luyện tập Tập trung vào những sai lầm và hãy sửa chửa chúng !

Trên đây là những chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về những nguyên tắc cần chú ý khi đôi luyện trong boxing. Chúc bạn có những buổi tập luyện hiệu quả.

Xem thêm: 5 môn võ thực chiến nguy hiểm nhất thế giới

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Top 5 môn võ thực chiến nguy hiểm nhất trên thế giới

Đối những anh em khi quyết định tập luyện mộ võ thuật nào đó, mục tiêu không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn để thực chiến. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ bật mí cho anh em Top 5 môn võ cận chiến nguy hiểm nhất trong lịch sử đã được rất nhiều võ sư nổi tiếng công nhận. Đây là những môn võ cận chiến tàn bạo và hữu dụng không kém phần tàn bạo. Bạn không thể không biết nếu đam mê võ thuật nhé.

Muay Thái - Cận chiến theo phong cách tàn bạo

Muay Thái- môn võ cận chiến tàn bạo
Muay Thái- môn võ cận chiến tàn bạo
Mỗi môn võ đều có một điểm manh, điểm yếu riêng nhưng Muay Thái luôn đứng top trong các môn võ tàn bạo nhất. Muay Thái bắt nguồn từ Thái Lan vào thế kỷ 16 với tên gọi lúc đầu là Muya Boran. Môn võ này sử dụng tất cả các bộ phận trên cơ thể làm đòn tấn công đối thủ. Hai bộ phận hay được sử dụng nhất là đầu gối và cùi chỏ. Các đòn trong Muay Thái  là những cú đấm nảy lửa, dùng đầu gối tấn công địch thủ tại những vị trí "chết người" như phần ngay sườn, bụng và hông. Ngoài ra còn có đòn dùng chân nhảy đá song phi - tất cả làm cho đối phương đo ván.

Chính vì vậy đây được coi là môn võ cận chiến nguy hiểm bậc nhất thế giới. Hiện nay, Muay Thái được phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới vì khả năng tự vệ và tính cận chiến của nó. Các giải đấu Muay Thái thu hút không ít lượng người tham gia và cổ vũ.

Kickboxing

Kick-boxing là môn võ cận chiến hiệu quả
Kick-boxing là môn võ cận chiến hiệu quả
Kickboxing đang du nhập vào nhiều quốc gia với tốc độ chóng mặt. Đây là môn võ cận chiến được phát triển dựa trên sự kết hợp của quyền Thái, Quyền Anh và Karate. Khác với Quyền Anh cổ điển  chỉ dùng đòn đấm chết người lên các đối thủ, kickboxing linh hoạt và mạnh mẽ và có sự kết hợp giữa các cú đấm và đòn đá. Kick-boxing phổ biến hơn với phái mạnh do sự mạnh mẽ của nó. Những cú đấm mạnh, đòn phan ống ác liệt có thể hạ nockout bất kì đối thủ nào. Kick-boxing được coi là phiên bản hoàn hảo phát huy được hết các ưu điểm của Muay Thái, Quyền Anh và Karate.

Krav Maga- môn võ thuật cận chiến đỉnh cao

Krav Maga được sử dụng trong quân đội nhiều nước
Krav Maga được sử dụng trong quân đội nhiều nước
Krav maga là võ tự vệ được phổ biến đầu tiên trong quân đội Israel. Những đòn đánh và phản công "chết người" của môn võ cận chiến Krav Maga được coi là đỉnh cao của võ thuật cận chiến và phòng vệ. Krav maga trang bị cho người học kỹ thuật phòng vệ trong những tình huống bị tấn công bất ngờ. Đây là sự kết hợp tài tình những kỹ thuật trong nhiều môn võ khác nhau như: Boxing, Aikido, Vật, Karate và Judo.

Tính cận chiến, lực sát thương của Krav Maga là cự lớn. Một kẻ tấn công có thể trở thành vật hi sinh dưới những đòn của Krav Maga ngay trong tích tắc. Krav Maga  tấn công vào những vị trí trọng yếu nhất trên cơ thể bằng bằng các đòn hiểm hóc. Các điểm tấn công rất đa dạng đó là: ngực, cổ, mắt, yết hầu, sương sườn. Krav Maga đang được truyền dạy tại quân đội của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Triệt quyền đạo

Lý Tiểu Long là người đã sáng lập ra Triệt quyền đạo
Lý Tiểu Long là người đã sáng lập ra Triệt quyền đạo
Lý Tiểu Long là cái tên không còn xa lạ gì với làng võ thuật thế giới Nếu nói đến tính thực chiến thì không ai qua mặt được ông. Lý Tiểu Long chính là cha đẻ của môn võ Triệt Quyền Đạo. Để sáng tạo ra môn võ nguy hiểm nay, Lý Tiểu Long đã kết hợp những tinh hoa võ thuật Trung Hoa với võ thuật hiện đại phương Tây. Nó dựa trên nguyên lý cắt đứt mọi đường quyền của đối thủ, trước khi đối thủ ra đòn. Triệt quyền đạo được ông kết hợp với côn nhị khúc tạo nên những đòn đánh chết chóc. Triệt quyền đạo đòi hỏi khả năng quan sát cao, sự mạnh mẽ kiên nhẫn, sự tập trung và cả tốc độ.  Đây là một môn võ thuật cận chiến rất đáng để học tập.

Vovinam võ thuật cận chiến cổ truyền của Việt Nam

Voviam- môn võ cạn chiến truyền thống của Việt Nam
Voviam- môn võ cạn chiến truyền thống của Việt Nam
Đây là môn võ cổ truyền từ Việt Nam và cũng được coi là một trong nhưng môn võ tự vệ cận chiến nguy hiểm nhất thế giới. Voviam được kết hợp từ môn vật cổ truyền, võ thuật Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản. Dựa trên nguyên lý Cương Nhu Phối Triển, môn sinh Vovinam (Việt Võ Đạo) được tập luyện những đòn thế tay không, cùi chỏ, chân, gối cho đến các loại vũ khí như kiếm, đao, mã tấu, dao, côn, quạt... Ngoài ra, Vovinam còn có thể đối phó với vũ khí bằng tay không, các lối phản đòn, khóa gỡ và các đòn vật. Ngày nay, Vovinam không chỉ phổ biến tại Việt Nam, nó có được truyền dạy tại rất nhiều quốc gia trên thế giới do tính thực tế của nó. 

Những môn võ cận chiến trên rất hiệu quả. Nếu bạn đang có ý định học tập một môn võ để tự vệ và tăng cường sức khỏe thì đây là lựa chọn không tồi.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa găng tay boxing và găng tay MMA

Sự khác biệt giữa găng tay Boxing và găng tay MMA

Giữ Boxing và MMA- 2 môn võ đối kháng phổ biến nhất hiện nay có rất nhiều điểm tương đồng. Vì vậy mà có rất nhiều người nghĩ găng tay boxing và găng tay MMA giống nhau hoặc không khác biệt quá lớn. Sau đây, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chỉ ra 04 sự khác biệt giữa găng tay boxing và găng MMA. Cùng tìm hiểu nhé!

MMA và Boxing là hai bộ môn võ thuật khác nhau về lối đánh, quy luật và luật chơi. Do đó, việc sử dụng găng tay bảo hộ trong quá trình luyện tập cũng khác nhau. Mục đích để phù hợp với yêu cầu của từng loại võ.

Găng tay boxing và găng tay MMA có nhiều sự khác biệt cơ bản

Lực đấm giữa găng tay boxing và găng tay MMA

Do sự khác nhau về thiết kế và cấu tạo nên găng MMA và găng tay boxing tạo ra những cú đấm có lực đấm khác nhau. Thí nghiệm cho thấy, lực đấm tạo ra khi võ sĩ sử dụng găng tay boxing là 641kg. Trong khi đó, lực đấm tạo ra từ găng tay MMA lại mạnh hơn một chút, 651kg. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, lực đấm không có sự khác biệt quá lớn giữa 2 loại găng tay.

Có nhiều người nghĩ găng tay đấm boxing sẽ luôn có lực đấm mạnh hơn găng tay MMA. Lý do bởi vì găng tay MMA có lớp đệm mỏng hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Lực đấm của một võ sĩ  phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kỹ năng, sự luyện tập và trình độ của từng võ sĩ. Bạn cần phải luyện tập các cú đấm của mình thường xuyên. Nếu không, dù có dùng găng tay loại nào thì lực đấm của bạn vẫn không mạnh

Lực đấm của găng tay boxing khác găng tay MMA
Lực đấm của găng tay boxing khác găng tay MMA

Cấu tạo của phần ngón tay

Thiết kế phần ngón tay một trong những sự khác biệt rõ ràng nhất giữa găng tay boxing và găng MMA. Boxing là môn thể thao chủ yếu chú trọng vào các đòn đấm, sử dụng lực hoàn toàn đến tay của võ sĩ. Do đó, phần đệm ngón tay của găng tay boxing có thiết kế bao trùm hết các ngón tay vào trong lớp đệm. Với thiết kế này, các boxer có thể nắm các ngòn tay lại, tập trung lực và tung cú đấm về phía đối thủ và bảo vệ được phần khớp ngón tay.

Trong khi đó, găng tay MMA được thiết kế phần ngón tay hở và tách rời các ngón tay khỏi nhau. Thiết kế này để phù hợp với các quy định trong MMA,  các võ sĩ phải sử dụng các đòn nắm, vật, siết để tấn công đối thủ. Yêu cầu quan trọng nhất trong MMA là các ngón tay của các võ sĩ không bị cản trở khi ra đòn.
Găng tay MMA có phần ngón tay hở ngón
Găng tay MMA có phần ngón tay hở ngón

Độ dày của lớp đệm

Hai loại găng tay này có độ dày của lớp đệm hoàn toàn khác nhau. Găng tay MMA có lớp đệm mỏng hơn rất nhiều so với găng tay boxing.Do boxing chỉ tập trung vào những cú đấm, các ngón tay phải chịu lực tác động cực kỳ lớn. Phần đệm dày hơn sẽ bảo vệ các ngón tay của võ sĩ tốt hơn khỏi những chấn thương không đáng có.

Găng tay MMA thường có kiểu dáng đẹp hơn, phần đệm mỏng và nhẹ hơn. Lớp đệm bảo vệ trong găng MMA thường là 2cm, trong khi đó găng boxing gấp 3 lần là 6cm. Không như boxing chỉ tung cú đấm về phía đối thủ, võ sĩ trong MMA cần phối hợp rất nhiều động tác: vật, nắm và xiết. Lớp đệm mỏng có thể giúp các võ sĩ linh hoạt trong khi thi đấu.
Lớp đệm của găng tay boxing dày hơn rất nhiều so với găng tay MMA
Lớp đệm của găng tay boxing dày hơn rất nhiều so với găng tay MMA

Thiết kế cổ tay

Bảo vệ cổ tay tốt hơn là một ưu điểm vượt trội của găng tay boxing so với găng tay MMA. Găng tay Boxing có phần đai đệm chắc với verclo bảo vệ cổ tay của các võ sĩ. Trong khi đó, găng tay MMA lại không như vậy. Phần bảo vệ cổ tay của găng MMA không được  như ở găng boxing. Găng tay boxing có diện tích mặt găng lớn hơn, lớp đệm dày hơn vì vậy, khi các võ sĩ ra đòn, cổ tay sẽ được giảm hiện tượng sốc lực hơn.

Đó chính là 4 sự khác biệt cơ bản giữa găng tay boxing và găng tay MMA. Hy vọng những chia sẻ trên có ích cho bạn. Hãy sử dụng loại găng tay đúng với mục đích và loại võ đối kháng mình đang luyện tập anh em nhé. 


Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Tại sao không nên bỏ qua Shadow boxing trong tập luyện?

Shadow boxing là một hình thức luyện tập phổ biến và cơ bản trong các môn thể thao đối kháng không chỉ là Boxing. Các boxer ai cũng phải tập qua bài tập này,nhưng hầu hết không hiểu hết được tầm quan trọng Shadowbox. Dưới đây, Võ Thuật Tây Sơn sẽ giải đáp thắc mắc tại sao Shadow boxing không chỉ là "đấm gió"
Tầm quan trọng của Shadow boxing


Nếu bạn đang bỏ qua Shadow boxing trong quá trình luyện tập thì những lợi ích dưới đây của "đấm gió" chăm chỉ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại đó.

Shadow boxing được coi như một bài luyện tập khởi động

Shadowbox là một kỹ thuật boxing cơ bản trước khi mọi võ sĩ bước lên sàn đấu đều phải luyện tập.  "Đấm gió" có thể coi như một bài khởi động giúp võ sĩ giãn cơ và dẻo khớp trước khi luyện tập hoặc thi đấu. Không chỉ với mục đích khởi động, shadow boxing còn giúp cho bạn ôn lại những động tác cơ bản đã được học. Chạy bộ khởi động rất cần thiết nhưng đấm gió lại quan trọng hơn nhiều. Nó giúp các võ sĩ tập trung vào các kỹ thuật và luyện tập khả năng phản xạ.

Với Shadow boxing,các võ sĩ thoải mái luyện tập boxing theo phong cách riêng. Bạn không phải tuân thủ những luật lệ,quy tắc khắt khe nào. Thậm chí, bạn có thể tập theo nhịp độ tùy thích, không phải chịu dưới áp lực của việc đấm bao cát hay đối luyện.Điều quan trọng nhất là bạn cần phải nhớ đọng tác và di chuyển chân hợp lý. Đấm gió là cách tốt nhất để bạn phát hiện ra những lỗi sai trong kỹ thuật và sửa lại chúng.
Đấm gió được coi như một bài khởi động rất hiệu quả
Đấm gió được coi như một bài khởi động rất hiệu quả


Các kỹ thuật boxing được thực hiện ở dạng thuần túy nhất

Đây là ưu điểm nổi bật khi so sánh giữa shadow boxing với tập luyện bằng đích hay với bao cát. Kỹ thuật là yếu tố cần chú trọng nhất trong quá trình tập shadowbox. "Đấm gió" không yêu cầu bạn phải có những cú đấm tốc độ và đẹp mắt hoặc với lực mạnh. Chúng chú trọng đến kỹ thuật nhiều hơn, vì thế đừng bận tâm đến việc bạn đấm mạnh như thế nào.

Để có thể trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp, bạn cần phải luyện tập shadow boxing thật chăm chỉ.  Đây được coi là những kỹ thuật boxing ở dạng thuần túy nhất. Các võ sĩ cần luyện tập từ căn bản đến nâng cao, từ từ rồi đến tốc độ và hiểm hóc. Shadowbox không phải là quãng thời gian dành cho những mục tiêu kiểu như một trận dogfight không kiểm soát.

Shadow boxing luyện cho bạn một khả năng tưởng tượng cực tốt

Sahdow boxing rèn luyện khả năng tưởng tượng rất tốt

Đấm gió không có mục tiêu cụ thể nhất định nên đây được coi là một cách luyện tâp tinh thần và khả năng tưởng tượng rất tốt. Bạn sẽ thấy kết quả sau một thời gian luyện tập.khi đấm gió, hãy nghĩ răng đối thủ đang ở trước mặt và là mục tiêu của bạn. Giữ tập trung vào nơi đang tưởng tượng và tung ra cú đấm.

Sự tưởng tượng là yếu tố quan trọng nhất trong shadow boxing mà võ sĩ nào cũng hiểu được. Từ những tưởng tượng võ sĩ có thể đưa ra những chiến thuật hiệu quả. Trong shadowbox, bạn được tự do tưởng tượng ra tình huống và được giải quyết tình huống theo mọi cách mà mình muốn. Dần dần, nó sẽ luyện tập cho bạn như một phản xạ để bạn có thể áp dụng ngay trên sàn thi đấu.

Xây dựng khả năng phản xạ

Shadowbox rèn luyện khả năng phản xạ rất tốt
Nếu muốn có phản xạ tốt, hãy tập shadow boxing 

Mục đích cuối cùng của tập đấm bao cát hay tập đấm gió đều là rèn luyện cho võ sĩ khả năng phản xạ có điều kiện trước tình huống. Hầu hết các boxer đều có thể ứng phó nhanh và tuyệt vời những tình huống đơn lẻ khi luyện tập. Tuy nhiên các đòn đơn lẻ sẽ không có quá nhiều tác dụng trong thi đấu và chiến thuật nếu không được kết hợp lại. Shadowbox tạo ra cho boxer các phản xạ thích hợp khi lên sàn đấu. Shadowbox giúp bạn kết hợp những đòn đánh đơn lẻ thành phản xạ riêng. Đây cũng chính là một cách để tạo ra chiến thuật.

Trên đây là những lợi ích không ngờ của shadow boxing trong luyện tập. Đừng bỏ qua chúng khi tập luyện nhé. 

Các kỹ thuật phòng thủ trong boxing

Boxing là một môn thể thao tấn công đối thủ với những đòn mạnh, nhanh và quyết liệt. Kỹ thuật phòng thủ trong boxing cũng quan trọng không kém các kỹ thuật tấn công. Tuy nhiên, mọi người thường đánh giá sai về tầm quan trọng của các kỹ thuật này trong thi đấu. Hãy cũng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu về các kỹ thuật này trong boxing nhé!
Tự vệ được coi là bệ đỡ của các đòn tấn công, tự vệ tạo điều kiện để võ sĩ có thể tung ra các đòn tấn công chính xác. Yếu tố quan trọng nhất trong tự vệ là "đánh giá cự li". Các kỹ thuật phòng thủ trong quyền Anh gồm : Đỡ, gạt, nhảy lui, nghiêng người, lăn...

Kỹ thuật phòng thủ trong boxing
Phòng thủ rất quan trọng khi bạn bước lên sàn đấu boxing 


Kỹ thuật đỡ- kỹ thuật phòng thủ cơ bản trong boxing 


Là kỹ thuật tự vệ cơ bản, đơn giản nhưng nhah, vững chắc và uy lực. Kỹ thuật này có thể đỡ các cú đấm tấn công ở nhiều cự ly khác nhau, duy trỳ tốt khoảng cách để phản công.

Dùng bàn phải để đỡ: 

Dùng để để phòng thủ và đỡ các đòn đấm thẳng, xốc và móc từ đối thủ. Từ vị trí chuẩn bị, đưa tay phải ngược chiều với cú đấm (10-15cm), dùng bàn tay đỡ cú đấm đồng thời chân trái đưa ra để dồn trọng lực lên chân trái. Cần trú trọng khoảng cách, không quá gần và cũng không quá xa để chuẩn bị cho đòn đỡ tiếp theo. Tuyệt đối không được quay người tránh cú đấm, không ngẩng cao đầu, không nhắm mắt. Sử dụng tương tự khi dùng bàn tay trái để đỡ.

Kỹ thuật đỡ trong boxing

 Dùng cẳng tay để đỡ: 

 Kỹ thuật này chủ yếu dùng để đỡ đòn móc trái vào đầu từ đối thủ. Khi đối thủ dùng đòn móc trái tiếp cận, võ sĩ cần chuyển trọng tâm cơ thể sang phía bên trái. Đồng thời, thân xoay về trái tạo điều kiện phản công tay trái. Tay trái giơ lên đỡ đòn đấm cách thái dương khoảng 10-15cm, cúi đầu xuống, tỳ cằm sát xương đòn trái. Dùng tư thế tương tự khi dùng cẳng tay phải để đỡ. Tuy nhiên phải đồi trọng tâm

Kỹ thuật gập khuỷu tay để đỡ: 

 Đây là kỹ thuật phòng thủ sử dụng khi đỡ các cú đấm thẳng, móc, xốc trái của đối thủ hướng vào thân. Tay phải gập lại ở khuỷu tay và chú ý đặt gần người. Chuyển trọng tâm thân mình sang trái, tay phải cần mở để bảo vệ cằm của mình trước những cú đấm cuat đối thủ.  Sau khi đỡ đòn, bạn có thể phản công chớp nhoáng bằng tay trái.

Kỹ thuật gạt


Đây là kỹ thuật phòng thủ dùng để gạt các đòn đấm thẳng, làm chệch hướng cú đấm và lập tức phản đòn khi đối thủ tấn công

Gạt đòn bằng tay: 

Kỹ thuật phòng thủ này đặc biệt hữu ích khi cần gạt các đòn đấm thẳng của đối thủ về phía đầu. Dùng cẳng tay từ phải qua trái đẩy mạnh vào tay đấm đối phương, dồn trọng tâm sang phải và phản công tay trái. Làm tương tự khi sử dụng tay trái để gạt với những cú đấm thẳng trái.

Kỹ thuật nhảy lui

Đây là kỹ thuật sử dụng sự linh hoạt của hai chân đưa mình tránh khỏi phạm vi cú đấm của đối phương. Để sử dụng kỹ thuật này, việc giữ cự ly và tập trung tinh thần là những yếu tố quan trọng nhất. Kỹ thuật nhảy lui cũng rất phổ biến trong phòng thủ khi bước lên sang đấu.

Kỹ thuật nghiêng người

Kỹ thuật nghiêng người phòng thủ

Khi đối thủ tấn công, võ sĩ cần nghiêng người về một phía và kết hợp với phản đòn tấn công ngay lập tức. Kỹ thuật phòng thủ này cực kỳ hiệu quả đặc biệt là né các đòn đấm thẳng. Dạng tự vệ này rất hiệu quả, có thể đồng thời phản công nhưng khá mạo hiểm.
Chú ý là võ sĩ có thể nghiêng về 2 bên trái và phải, không nghiêng quá nhiều và khi nghiêng người hai tay phải ở tư thế phòng thủ và chuẩn bị tấn công ngay lập tức.  

Kỹ thuật lăn

Đây là kỹ thuật né đòn đỉnh cao nhất của boxing. Mọi võ sĩ quyền Anh thi đấu đều phải thành thạo và nắm chắc tất cả các kỹ thuật này. Kỹ thuật phòng thủ này rất hiệu quả đối với cú móc của đối thủ,  hai tay được tự do để tổ chức phản công. Đây là một kỹ thuật khó cần luyện tập thường xuyên để áp dụng khi lên sàn đấu. 
 Chú ý:
 - Không đưa đầu ra khỏi đường thẳng thân đứng phía trước
 - Giữ thân ở vị trí cố định để có thể nhanh chóng dễ dàng tổ chức phản công
 - Hai tay che cằm
 - Lặn nhẹ nhàng, không gắng gượng cố sức sẽ làm phản tác dụng.
Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về các kỹ thuật phòng thủ phổ biến trong boxing. Hy vọng có thể có ích cho bạn trong quá trình luyện tập.

Tham khảo thêm bài viết: Nên chọn loại găng tay boxing da thật hay da tổng hợp