Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Mẹo tập boxing để giảm chấn thương vai đúng cách

Khi tập boxing để tránh được các chấn thương hoàn toàn là rất khó vì thế mà tập các bài tạp để hạn chế chấn thương là điều vô cùng cần thiết Chấn thương vai thường xuyên gặp phải khi bạn tập những kỹ thuật Boxing sai cách. Dưới đây, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ với bạn về những cách tập để giảm chấn thương vai tốt nhất. 

Chấn thương khớp bả vai khi luyện tập

Lưu ý đấm đúng kỹ thuật trong boxing 

Các kỹ thuật đấm nếu không thực hiện chính xác thì rất dễ gặp phải chấn thương ở vùng vai, cổ tay và khớp tay. khi đâ bao cát boxing, các boxer mới thường chỉ tập một đòn đấm và gồng cứng người khi ra đòn. Đây là một lỗi khá cơ bản thường mắc phải. Khi chỉ tập một đòn đấm một thời gian dài, các cơ sẽ bị quá tải và bị mỏi. Lâu dần sẽ dẫn đến chấn thương khớp và bả vai. 

Khi đấm, võ sĩ căng cứng cơ thể và gồng nắm đấm hết sức rồi đấm một cú đấm mạnh. Như vậy chắc chắn gây nên chấn thương ở tay và ở vai vì gồng người và đấm mạnh thì phản lực lên cánh tay sẽ lớn hơn mức bình thường. Vì vậy để tránh chấn thương tốt thì cần thả lỏng cơ thể khi đấm và chỉ nắm tay khi tiếp xúc với bao cát. Nhanh, mạnh và kỹ thuật đúng là chìa khóa cho một cú đấm chất lượng.


Đảm bảo dùng đúng loại găng tay Boxing 

Một trong những lỗi hay mắc phải là các boxer thường dùng tay trần để đấm bao cát. Nên nhớ, găng tay boxing không chỉ bảo vệ khớp tay khỏi chấn thương mà còn giúp phân tán bớt phản lực khi đấm. Do vậy cần đeo găng tay đúng cách để bảo vệ khớp tay và khớp vai. Tuyệt đối không sử dụng các loại găng tay boxing mỏng và găng MMA để tập đấm bao cát anh em nhé. Những dòng găng MMA và dòng găng chiến đấu trong Boxing có lớp đệm mỏng hơn nên không thích hợp đấm bao cát. Cần dùng găng tay tập đấm chuyên dụng để gia tăng sức mạnh và giảm áp lực lên vùng vai bạn nhé. 


Shadowbox bằng tạ sẽ làm chấn thương vai

“Đấm gió” là bài tập đươc tất cả các boxer tập luyện và thông thường nó không gây ra các chấn thương nghiêm trọng gì. Tuy nhiên đừng nghĩ Shadow-boxing sẽ không gây chấn thương. Nhiều boxer sử dụng tạ tay trong quá trình tạp Shadowbox với mục đích tăng thêm kỹ năng. Nhưng không phải võ sĩ nào cũng có khả năng đó và nó chi được các võ sĩ hạng nặng siêu sao sử dụng vì cơ bản là họ đã có một kỹ nặng cực kỳ tuyệt vời. Việc sử dụng tạ tay khoảng một đến 2kg là cách tập Boxing không được khuyến khích. Lý do vì tạ tay sẽ làm các boxer bị cực kỳ mỏi vai và làm cho các cú đấm hướng lực xuống dưới do lực hút của trái đất. Vì vậy, để hạn chế chấn thương khớp vai thì không nên tập tạ tay khi đấm gió nhé. 

Không tập Sahdowbox bằng tạ tay

Với những chia sẻ trên của Võ Thuật Tây Sơn, hy vọng bạn có thể có các kiến thức bổ ích nhất trong luyện tập. Khi đã bị chấn thương vùng vai, hãy đến các cơ sở y tế để đươc điều trị vì các chấn thương liên quan đến dây chằng và xương khớp rất lâu khỏi và để lại nhiều biến chứng anh em nhé!

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Top 5 sai lầm mà các boxer mới tập hay gặp phải

Boxing có thể là môn thể thao mạnh mẽ nhưng cũng có thể là một bộ môn nhàm chán mang lại toàn những chấn thương. Mới tập boxing, hầu hết những võ sĩ đều gặp phải những chấn thương dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, nếu có thể nên tránh những sai lầm dưới đây:

Không kết hợp lực toàn thân khi đấm


Đây chính là sai làm phổ biến nhất của những người mới tập boxing. Thông thường, các võ sĩ luôn nghĩ boxing chỉ cần dùng lực của đôi tay là chính nên thường cố sức đấm hết lực. Tuy nhiên, để có những cú đấm hoàn hảo thì võ sĩ phải biết kết hợp giữa gia tốc cơ thể, lực từ chân và vai với thân dưới. Nếu chỉ dùng tay và cố sức đấm chắc chắn sẽ làm các võ sĩ bị chấn thương khớp tay. Những bài tập đấm mà không dùng lực toàn thân thì không có tác dụng gì ngoài việc làm cho bạn bị tốn năng lượng. 

Không rèn luyện khả năng quan sát của mắt

Rèn luyện mắt là điều rất cần thiết, đây là cách bạn theo dõi đối thủ, quan sát các cú ra đòn để phán đoán có chiến lược phòng thủ và phản công hiệu quả nhất. Nếu một võ sĩ không có khả năng quan sát thì đồng nghĩa với việc võ sĩ đó sẽ bị knock-out khỏi sàn đấ ngay lập tức. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là các võ sĩ mới tập lại hoàn toàn bỏ qua bước này, đây là sai lầm khi tập boxing hay gặp phải ở các võ sĩ mới tập. Lý do có thể là do cảm thấy không tự nhiên khi vừa luyện tập vừa quan sát xung quanh. Những bài tập Shadowbox và đối luyện là những bài tập rèn luyện khả năng quan sát rất tốt. 

Dục tốc bất đạt


Đây là sai lầm khi tập boxing mà bất kỳ boxer mới nào cùng gặp phải. Hầu hết ai tạp Boxing đều ong muốn mình có thể giỏi và đeo găng lên võ đài trong một thời gian ngắn. Nhưng, một trong các sự thật mà boxer phải chấp nhận: Boxing là môn võ nhàm chán và bạn phải luyện tập một cú đấm đến cả nghìn lần. Thông thường, HLV chỉ đào tạo các kỹ thuật ở tầm năng lực của võ sĩ nhưng đa số người tập đều cảm thấy không đủ và lơ là. Dục tốc bất đạt, nếu vội vàng, bạn sẽ chẳng bao h thành công. 

Không tập luyện với hứng thú

Hứng thú có thể tăng 30% kết quả luyện tập có thể là đến 50%. Các boxer thường có cu hướng thích thú lúc đầu sau đó thì chán dần và luyện tập như một sự bắt buộc. Cách tốt nhất để chống lại cảm giác chán nản là tự đặt mục tiêu cho bản thân và kiên trì vượt qua nó. Bạn sẽ thấy rất thỏa mãn và phấn khích khi đạt được mục tiêu.

Bỏ qua các dụng cụ bảo hộ khi tập luyện


Mục đích chính của các dụng cụ bảo hộ trong Boxing là giúp cho võ sĩ tránh khỏi chấn thương xảy ra trong luyện tập. Thường những anh em mới tập luyện đều bỏ qua các dụng cụ này khi luyện tập. Mới tập thì khả năng xảy ra chấn thương sẽ cao hơn những người mới tập. Hãy chuẩn bị đầy đủ găng tay boxing, bảo hộ đầu, giày và bảo hộ răng đầy đủ anh em nhé!

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Kick-boxing, môn thể thao thời thượng

Kick-boxing được coi là một môn thể thao thời thượng được nhiều người lựa chọn luyện tập kể cả đối tượng các chị em như một bài tập thể dục giảm mỡ hiệu quả. Kỹ thuật Kickboxing cũng rất thiết thực để tự vệ khi bản thân bị tấn công và được coi là một trong những môn võ thực chiến nguy hiểm nhất. Vậy hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu Kickboxing là gì nhé!

Kick-boxing và nguồn gốc hình thành

Kickboxing là gì?

Kickboxing là sản phẩm tạo thành từ những chiêu đòn trong Quyền Anh, Muay Thái và Karate. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các đòn đấm trong boxing, những đòn phang ác liệt trong Muay hay những đòn đá chân đẳng cấp của Karate đã tạo nên một Kick-boxing có khả năng thực chiến tuyệt vời. Cho đến thập kỷ này, người ta thậm chí lựa chọn tập Kick-boxing nhiều hơn cả Quyền Anh vì tính thực chiến tuyệt vời của nó. Theo nghiên cứu, Kickboxing là một trong những môn võ có tính thực cao và nằm trong top 5 những môn võ cận chiến nguy hiểm.

Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành của Kick-boxing

Nếu để so sánh với Quyền Anh có một bề dày lịch sử hay Muay Thái lâu đời thì Kick-boxing lại có tuổi đời rất ngắn, chỉ mới vài thập kỷ gần đây. Thuật ngữ “Kickboxing” được tạo ra bởi một nhà quảng bá Quyền Anh Nhật Bản vào những năm 1950. Người ta dùng từ ngữ này để chỉ môn võ thuật kết hợp giữa 3 loại võ đối kháng phổ biến là Muay Thái, Karate và Quyền Anh. Từ những năm 1970 thì kickboxing trở nên phổ biến hơn rất nhiều, môn thể thao này chính thức được phát sóng vào năm 1979 trên kênh ESPN.

Các đòn đấm, đá trong Kickboxing

Nói về các kỹ thuật trong kickboxing thì nó cũng sử dụng 4 đòn đấm cơ bản trong boxing như: jab, hook, straight, uppercut. Võ sĩ sử dụng chính những đòn này khi đấm. Nhưng trong Kick-boxing, ngoài những đòn đấm còn có những đòn phan ống và đòn đá chân nguy hiểm. Vì thế, các đòn tấn công trong Kick-boxing đa dạng hơn các đòn tấn công trong Boxing rất nhiều. 

Quy tắc thi đấu trong Kick-boxing


Không phải những cú đấm mạnh mới là đòn ghi điểm trong kixkboxing, những đòn đá chính xác mới mang lại điểm số cao hoặc hạ knock-out đối thủ cho các võ sĩ Kỹ thuật đá trong Kick-boxing bao gồm đá phía trước, móc, bên cạnh sườn, và đá chân phía sau. Các đòn đá được sử dụng nhiều nhất trong kickboxing nên nó được gọi là môn thể thao của những cú đá.

Quy tắc thi đấu của môn Kickboxing

Kickboxing cũng có một tổ trọng tài riêng để bắt trận và kiểm soát trận đấu. Thường thì không có quá nhiều quy chuẩn nhưng một trận đấu có khoảng 12 hiệp và mỗi hiệp kéo dài 2-3 phút.  Một số tổ chức cho phép võ sĩ đá dưới thắt lưng và vẫn tính điểm, nhưng các tổ chức khác hạn chế kỹ thuật đá ở phía trên eo. Cách tính điểm và quy tắc khá giống trong Boxing về những cú ăn điểm, phạm luật và hạ Knockout. Yêu cầu quan trọng là các võ sĩ khi thượng đài đều phải sử dụng đầy đủ các 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Bạn biết gì về thuật ngữ Knock-out trong võ thuật?

Có thể bạn chưa bao giờ học võ hay chơi thể thao Knock-out chắc không còn xa lạ gì. Nó là một thuật ngữ kinh điển trong võ thuật được dùng trong hầu hết các môn võ đặc biệt là các môn thể thao đối kháng.. Dù không biết tiếng anh nhưng có thể nhiều người cũng mặc nhiên hiểu rằng đó là việc ngất xỉu trên võ đài. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu xem Knock-out là gì nhé!

Knock-out là gì?

Knock out trong Boxing

Knock-out được viết tắt là K.O mà trong tiếng Việt anh em hay nôm na gọi là hạ đo ván. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng ngất xỉu của võ sĩ trong 1 khoảng thời gian nhất định mà không thể đứng dậy tiếp tục thi đấu.Khi một võ sĩ bị trọng tài tuyên bố bị Knock-out thì trận đấu sẽ kết thúc và người còn lại dành chiến thắng ngay lập tức. Đo ván thường do trọng tài của cuộc đấu tuyên bố (trong quyền Anh là sau khi đếm từ 1 đến 10). Các trường hợp khác có thể là do bác sĩ tuyên bố võ sĩ bị chấn thương và không thể tiếp tục thi đấu

3 điều ít ai biết kể cả những võ sĩ chuyên nghiệp về các cú Knock-out

Knock-out là thuật ngữ cổ xưa nhất trong võ thuật

Bỏ qua sự tranh cãi môn võ nào là cổ xưa và ra đời lâu nhất, có người cho rằng đó là võ thuật Trung Hoa, cũng có người cho rằng đó là Boxing (Quyền Anh).  Các chứng tích lịch sử chứng minh rằng, từ những năm 3000 TCN, người Hy Lạp cổ dùng một vài từ tương tự như “Knock-out” để chỉ về các thất bại trong võ thuật.

Knock-out là một thuật ngữ cổ xưa trong võ thuật
Knock-out là một thuật ngữ cổ xưa trong võ thuật và nó được dùng cho hầu hết các môn thể thao đối kháng hiện nay
Boxing là một môn thể thao rất lâu đời và các thuật ngữ như Jab, Hook, Uppercut đều được bắt nguồn từ đây. Có thể nói, Nock-out là thuật ngữ cổ xưa nhưng nó chỉ được truyền bá rộng rãi thông qua môn Quyền Anh kinh điển. Ngày nay, không chỉ Boxing, nó  còn được dùng trong tất cả các môn thể thao đối kháng như Muay Thái, Teakwondo, Karatedo...

Knock-out và Knock down là gì? 

Khác với Knock-out, knock-down là trạng thái bất tỉnh nửa vời, tức là võ sĩ bị knock-down vẫn có thể đứng dậy và thi đấu tiếp..Vậy bạn đã biết đến luật 3 knock-down trong võ thuật đối kháng chưa? Luật này quy định, nếu trong một hiệp đấu, võ sĩ bị trọng tài phán quyết 3 lần Knock-down liên tiếp thì lập tức phải nhận thua knock-ou. Có khá nhiều võ sĩ bị Knock-down cả chục làn nhưng trận đấu vẫn tiếp diễn. Đây là lý do cho những tổn thương não bộ vì chịu nhiều cú đấm. Đây là luật của Boxing, vậy còn trong Võ tổng hợp MMA thì sao?

MM là một trường hợp khác so với Boxing. Khi đối thủ bị ngã nằm xuống đất thì võ sĩ có thể tung ngay những đòn đấm để biến knock-down thành knock-out nên các võ sĩ trong MMA cần phải tỉnh táo rất nhanh để tiếp tục trận đấu. Cũng vì lý do này mà trận đấu trong MMA ngắn hơn và ít xảy ra các chấn thương não hơn so với Boxing.

Luật đếm của Knock-out

Găng tay boxing ra đời làm cho các cú Knock-out và Knock-down xảy ra nhiều và thường xuyên hơn. Chúng gây nên các chấn động não với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các cú hạ đo ván sẽ chấm dứt trận đấu ngay lập tức, nhưng khi võ sĩ bị hạ Knock down thì trọng tài sẽ đếm số 1 từ 1 đến 10 (trong Boxing) hoặc ngừng trận đấu.


Bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi, tại sao khi bị hạ knock-down và võ sĩ đã tỉnh táo trở lại mà trọng tài vẫn đếm đến 8 không? Câu trả lời là:  đếm số để kiểm tra sức khỏe cho võ sĩ, để xác định võ sĩ có thể tiếp tục thi đấu mà không xảy ra các chấn thương đáng tiếc nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vì những chấn thương trong boxing thực sự rất nguy hiểm nếu không có sự can thiệp kịp thời đặc biệt là những chấn động não.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

So sánh sự nguy hiểm giữa Boxing và MMA

Nhiều người xem các trận đấu "máu me" của MMA và tự hỏi, nếu so với Boxing thì môn võ nào mới thực sự nguy hiểm hơn? Dưới đây, Võ Thuật Tây Sơn sẽ giải đáp thắc mắc về việc so sánh sự nguy hiểm giữa hai môn võ này

MMA là môn võ gì? 

MMA so với Boxing

MMA là viết tắt của Mix of Martial Art- Võ tổng hợp, hay còn được gọi là võ tự do. Nó được bắt nguồn từ nhiều môn võ khác nhau như: Judo, Muay Thái, Karate và cả boxing. Các võ sĩ có thể sử dụng các đòn võ tự do miễn là có thể hạ Knock-out được đối thủ. Đây được coi là 1 trong 5 môn võ thực chiến nguuy hiểm nhất do nó có thể kết hợp được ưu điểm của nhiều môn võ khác nhau. MMA quả thực nguy hiểm, nhưng có nguy hiểm hơn Quyền Anh- Môn võ thuật có tuổi đời lớn? 

Những con số tương quan giữa Boxing và MMA

Số lượng võ sĩ “tử nạn”

Boxing chỉ có 4 cú đấm căn bản nhưng nó lại nguy hiểm hơn MMA rất nhiều. Nếu bạn không tin, có thể xem các bảng thống kê con số các võ sĩ tử nạn trên sàn đấu dưới đây: 

Bảng thống kê số lượng võ sĩ tử nạn trong MMA


Đây chỉ là những con số chính thức mà chưa kể đến các võ sĩ chết trong các trận thi đấu tự phát. Số võ sĩ chế trên sàn đấu MMA được thống kê lại là chỉ có 8-10 người trên các sàn bán chuyên. Ngoài ra thì trong các đấu trường lớn và quy mô như UFC, Bellator, OneFC thì chưa ghi nhận được các trường hợp tử vong. 

Tỷ lệ chấn thương trong Boxing và MMA 

Boxing có tỷ lệ chấn thương chỉ bằng một nửa trong MMA. Theo thống kê, khả năng chấn thương trong võ tổng hợp là khoảng 23%  trong khi đó ở Boxing chỉ khoảng 12-25%. Nhưng đừng vội nghĩ chấn thương nhiều là nguy hiểm vì tỷ lệ chấn thương chết người trong Boxing cao gấp nhiều lần trong MMA.

Tại sao Boxing lại nguy hiểm hơn MMA?

Chấn thương vùng đầu trong Boxing

Lý di đáng được quan tâm là những nơi tác động của chấn thương mà 2 môn võ này tác động lên võ sĩ. Sau khi thi đấu, các tay đấu trên sàn MMA đều phải hứng chịu các chấn thương như: bầm tím, trật khớp, xước da,… nhưng chủ yếu đây là các chấn thương ngoài da và thực sự không quá nghiêm trọng. Theo nghiên cứu, trong MMA tỷ lệ chấn thương là 59.4% và tỷ chấn thương liên quan đến não bộ là 4.1%. Nhưng trong Boxing, chấn thương vùng đầu lên đến 7.2%- gấp đôi MMA.

Lý do

Các võ sĩ trong MMA sử dụng mọi ngón đòn để tấn công đối thủ và găng tay trong võ tổng hợp là găng tay hở ngón. Vì thế mà nhìn MMA thường gây các chấn thương vô cùng “máu me”. Nhiều người nghĩ rằng Boxing mang đến các cú đấm "khá nhẹ nhàng" và ít đổ máu.

Găng tay MMA và găng tay Boxing


Nhưng trên thực tế, do sự khác biệt giữa găng tay boxing và găng tay MMA nên những cú đấm trong boxing là là những đòn sát thủ. Đầu là mục tiêu tấn công đến 80% trong tổng số cú đấm tấn công của võ sĩ và nó tạo nên một tác động cực kỳ kinh khủng đến não bộ. MMA tấn công toàn thân nên hạn chế hơn việc tấn công đến phần đầu. Hơn nữa, thời gian thi đấu trong MMA ngắn hơn Boxing khá nhiều nên cũng gây chấn thương ít hơn

Tóm lại, Boxing thực sự vẫn nguy hiểm hơn do các chấn thương chấn động não gây nên!

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Nếu tập Boxing, bạn không thể thiếu 5 dụng cụ hỗ trợ này

Đối với người luyện Boxing việc chuẩn bị cho mình các loại dụng cụ hỗ trợ là không thể thiếu. Việc bỏ qua các dụng cụ này khiến nhiều boxer gặp phải những chấn thương đáng tiếc trong quá trình luyện tập.  Dưới đây, Võ Thuật Tây Sơn sẽ liệt kê ra 5 loại dụng cụ bạn không thể không có khi tập boxing 

1. Găng tay đấm bốc


Găng tay boxing là dụng cụ đầu tiên cần phải có, không riêng gì võ đài Boxing mà các môn thể thao đối kháng khác như: MMA, Muay Thái, Voviam,.. cũng sử dụng rất nhiều. Găng tay đấm bốc được phát kiến từ Boxing nhưng được sử dụng rộng rãi và mẫu mã đa dạng từ đắt đến rẻ. 

Mục đích của việc võ sĩ sử dụng găng tay boxing là để giảm tối đa chấn thương cho đôi tay của võ sĩ. Ngoài ra nó còn có thể giúp võ sĩ tăng thêm lực đấm cho các Boxer. Thế nên trong những trận thi đấu đối kháng thường hay sử dụng găng tay đấm bốc.

2. Băng quấn tay


Băng quấn tay hay còn gọi là băng đa, nó rất quan trọng với võ sĩ để bảo vệ các khớp ngón tay. Băng đa bao phủ hết toàn bộ các phần khớp để khi võ sĩ tung ra cú đấm, các khớp ngón tay sẽ được bọc kín tránh tình trạng bong gân, trật khớp hoặc nặng hơn có thể là vỡ khớp. Lưu ý khi quấn băng đa câng quấn vừa phải tránh tình trạng khó lưu thông máu cho bàn tay.

3. Bảo hộ răng

Bảo hộ răng trong Boxing

Các võ sĩ cần sắm riêng cho mình một chiếc bảo hộ răng vì không ai muốn hàm răng mình thiếu mấy chiếc răng cả. Dĩ nhiên là bảo hộ găng không thể sử dụng chung được rồi vậy nên cần chuẩn bị riêng nhé! Bảo hộ răng nhằm mục đích giảm nguy cơ nứt xương hàm hoặc chấn thương cổ khi vận đen đến. Bảo hộ răng ngăn chặn xương hàm dưới đập lên và kẹt lại hàm trên.

4. Dây nhảy

Dây nhảy là dụng cụ rất tốt để rèn luyện thể lực vì thể lực là nền tảng cho mọi thành công trong thể thao. Nhảy dây giúp tăng sức bền, điều chỉnh nhịp thở và cải thiện Footwork rất tốt. Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc dây nhảy với chiều dài phù hợp khi bước vào phòng tập nhé!

5. Bao cát đấm bốc


Bao cát boxing là vật không thể thiếu để bạn luyện tập những cú đấm của mình. Ngoài kiểu bao dài hình trụ ra, còn bao cát treo, bao cát tự đứng, bao cát hình quả lê nhằm phù hợp với tất cả đòn tấn công. Hãy nắm vững các kỹ thuật đấm bao cát trước khi đấm để tránh các chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Tập boxing tại nhà tốt hay không tốt cho võ sĩ?

Khi bạn gặp một nguyên nhân khách quan nào đó bạn không thể đến được phòng tập hoặc các trung tâm tập võ thì tập võ tại nhà là hiện tượng rất phổ biến. Tuy nhiên không phải môn võ nào cũng có thể tự luyện tại nhà. Tập boxing tại nhà tốt hay không tốt, hãy cũng với Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!
Tự tập boxing tại nhà


Về lý thuyết thì nếu đã quyết định tập boxing tại nhà thì bạn hẳn đã biết một vài kỹ thuật boxing căn bản. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là những kỹ thuật boxing cơ bản này là gì? Có thể định nghĩa nó là những quy định khi tập luyện, các đòn đấm cơ bản,... Nhưng tập boxing tại nhà cũng có những ưu nhược điểm riêng biệt của nó.

Có nên tập boxing tại nhà không khi bạn là “lính mới”?

Khi bạn mới quyết định tập boxing và chưa từng đến các trung tâm để học thì lơi khuyên cho các boxer mới là không nên tự tập boxing tại nhà. Giai đoạn đầu khi tập boxing, các võ sĩ phải luyện tập những kỹ thuật cơ bản nhất có thể phải tập cả nghìn lần. Đây là giai đoạn mà các võ sĩ dễ gặp các chấn thương nhất, vì vậy nếu tư tập boxing tại nhà và không có người hướng dẫn thì những chấn thương sẽ nghiêm trọng và lâu khỏi hơn. Nếu không may mắn, các chấn thương vùng vai và khớp tay có thể khiến bạn phải từ bỏ nghiệp boxing nhanh chóng. Vậy nến, nếu là "lính mới" trước tiên hãy chọn cho mình một HLV nhé!

Tự tập boxing tại nhà sẽ dễ gây chấn thương cho lính mới
Tự tập boxing tại nhà sẽ dễ gây chấn thương cho lính mới

Tập boxing, HLV có vai trò cực kỳ quan trọng

“Không thày đố mày làm nên”, học hỏi kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước là hoàn toàn cần thiết và quan trọng. Những video, clip hướng dẫn trên mạng hay Youtube, hay Internet sẽ không thể hiệu quả bằng việc có người hướng dẫn trực tiếp. Nói một cách khác, nó hoàn toàn không có tác dụng cho người mới vì khả năng chọn lọc thông tin của "lính mới" là chưa cao.

HLV có vai trò rất quan trọng trong thành công của Boxer


Trong boxing, chỉ có những người có kinh nghiệm mới có thể biết được cái gì tốt cho từng võ sĩ, cái gì không. Trong võ thuật nói chung và boxing nói riêng, luôn tồn tại những cách tập và kỹ thuật khác nhau, thầy giỏi sẽ biết phương pháp nào tốt nhất đối với từng người. 

Tập boxing tại nhà thiếu thốn rất nhiều yếu tố

Tự tập boxing tại nhà bạn sẽ bị giới hạn khả năng của bản thân do thiếu đi rất nhiều yếu tố cần thiết để trở thành mọt boxer chuyên nghiệp. Ở phòng tập hay trung tâm, bạn có thể được trang bi một không gian rộng, bao cát chất lương, lamper, đích đỡ,... Tại nhà có thể bạn chỉ tư chuẩn bị cho mình được một đôi găng tay boxing hoặc một chiếc bao cát đấm bốc bình thường.

Tập boxing tại nhà thiếu thốn rất nhiều yếu tố
Tập boxing tại nhà thiếu thốn rất nhiều yếu tố
Thêm vào đó, tập boxing tại nhà cũng rất nhanh chán vì không có ai tập cùng và cổ động tinh thần cho bạn. Nên nhớ, đối luyện với bạn tập rất quan trọng trong boxing. Tập ở câu lạc bộ, các phòng tập boxing chuyên dụng bạn có thể tìm được những người tập cùng đơn giản. Với người mới thì là như vậy, còn với những boxer đã tập lâu thì việc có người tập cùng hay không cũng không quá quan trọng.

Trên đây là những chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn nhằm giải đáp thắc mắc cho anh em muốn luyện tập boxing tại nhà. Hy vọng những thông tin này là hữu ích và có thể giúp anh em có chế độ luyện tập tốt và hợp lý.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Những nguyên tắc để boxing thực chiến hơn cho boxer

NHiều người còn nghi ngờ về tính thực chiến của boxing vì nó chỉ xoay quanh các đòn đấm cơ bản: Jab, Straight, Hook, Uppercut. Thực sự liệu boxing có tính thực chiến hay không? Và làm như thế nào đê tăng tính thực chiến của Quyền Anh? Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn Tìm hiểu nhé!

Cách tập luyện để boxing thực chiến hơn

Trên thực tế Boxing là môn võ có tính thực chiến cao, đây là một môn võ đối kháng cực kỳ phổ biến. Do vậy Boxer cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản dưới đây để phòng thủ và tấn công, có như vậy mới có thể tăng được tính thực chiến của nó.

Dùng đòn đấm ngắn nhanh và hiệu quả

Tự vệ trên đường phố chỉ cần bạn sử dụng những đòn đánh ngắn và đơn giản. Khi bạn tự vệ ở cự ly gần thì những đòn đơn giản như: đấm hoặc gạt cùi trỏ tay cũng có thể hạ gục đối phương. Tuy nhiên,  kỹ thuật ra đòn phải nhanh và gọn giống như một trận đấu boxing thật sự.
sử dụng các đòn đấm ngắn, nhanh và hiệu quả

Những người tấn công bạn trên đường phố thường có xu hướng ép và áp sát bạn trong những giây đầu tiên. Vì vậy, để phòng vệ bạn có thể dùng những cú đấm tầm gần với một lực vừa phải để hạ gục đối thủ. Một cú tạt ngang hay uppercut tấn công hạ bộ của đối thủ lầ một ý kiến tuyệt vời. 

Luyện tập kỹ thuật ngoài thi đấu

Việc luyện tập một số kỹ thuật khác ngoài của môn boxing cũng khá quan trọng Các môn võ cổ truyền cũng có những thế đòn rất hiệu quả. Ngoài việc đấm đá trong bộ môn boxing, còn có một số môn võ thuật cổ truyền khác khi phản đòn rất nguy hiểm ác có thể đánh vào mắt vào cổ họng để tiêu diệt đối phương. Bạn cũng có thể luyện tập những đòn đấm cơ bản trong boxing tại nhà.

Cần có kiến thức về grappling

Cần có những kiến thức đầy đủ về boxing

Thực chiến và tự vệ đường phố thường sẽ chẳng có dụng cụ hỗ trợ. Bạn sẽ có thể chẳng có một chiếc gậy hay một đôi găng tay boxing đâu. Thế nhưng cũng đừng lo lắng vì điều này thực sự không quá quan trọng. Điển hình bạn có thể thấy những môn võ tay không như JiJisu vẫn có thể hạ Knock-out đối thủ bằng tay không đấy thôi.

Vậy nên, hãy có những kiến thức đầy đủ vê Boxing để bạn dù có nhỏ con hơn cũng vẫn chiến thắng được các đối thủ nặng ký và tìm ra cơ hội thoát thân khi bị tấn công.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Bạn đã biết Quyền Anh có cách tính điểm như thế nào chưa?

Bạn đam mê Quyền Anh kinh điển, thích theo dõi các trận đấu Quyền Anh trên Tivi. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc về việc Boxing tính điểm trên cơ sở nào chưa? Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!

Cách tính điểm trong Boxing 

  Boxing có những cách tính điểm riêng biệt và thú vị
Boxing có những cách tính điểm riêng biệt và thú vị

Trong boxing, mỗi đòn đánh hợp lệ sẽ được tính 1 điểm và khi cho điểm, các đòn đấm của võ sĩ sẽ được giám định để làm cơ sở. Một đòn đánh ghi điểm là phải trúng đích, mặt tiếp xúc của găng vào đối thủ phải ở một diện tích hợp lệ. Đòn đấm phải trúng đích vào phần trước của đầu hay thân thể kể từ thắt lưng trở lên. Các đòn đấm ngang cũng được tính điểm tương tự. Giá trị của các đòn đánh giáp thân sẽ được đánh giá vào cuối của lần giáp thân giữa VĐV và tùy thuộc vào số đòn đánh chiếm đa số của VĐV đó.

Đòn đánh nào thì không tính điểm? 

Những đòn đánh vi phạm luật boxing sẽ không được tính điểm. Các cú đánh vi phạm luật  là những cú đánh dưới thắt lưng, gáy,...có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của đối thủ hoặc đánh bằng cạnh, mắt sau của găng, đánh mở găng hoặc bất kỳ phần nào khác ngoài diện tích găng che của các khớp của năm ngón tay (diện tích tiếp xúc hợp lệ). Khi chạm vào vơ thể mà không có lực từ vai hoặc cơ thể thì cũng không được tính điểm. Các cú đánh bằng cánh tay cũng được coi là không hợp lệ. 

Những cú đánh không hợp lệ sẽ không được tính điểm
Những cú đánh không hợp lệ sẽ không được tính điểm
Hình thức cho điểm: Quyết định cho điểm được thiết lập, giám định ấn các nút được hướng dẫn để cho phép võ sĩ có những đòn đánh chính xác, hợp lệ. Các thông tin được tự động do máy tính điểm và khi được 3/5 giảm khảo  đồng ý ấn nút cho điểm thì võ sĩ được tính điểm cho đòn đó. Những đòn đấm mà chỉ có 2/5 giám định cho điểm cũng được máy lưu lại làm cơ sở cho những lần tính điểm vào cuối trận.

Cách xác định võ sĩ chiến thắng

Các võ sĩ thắng điểm được xác định trên cơ sở tổng các đòn chính xác đếm được trong các hiệp đấu, Boxer có nhiều đòn chính xác hơn sẽ là người thắng cuộc.Những võ sĩ được cho là thắng K.O (nock-out) đối thủ là khi tung ra những đòn hợp lệ mà đối thủ không thể đứng dậy để tiếp tục chiến đấu. Trọng tài sẽ đếm đến 10 (10s) để xác định kết quả cho đòn Nock-out. 
Những cú K.O trong Boxing
Trọng tài sẽ đếm từ 1 đến 10 để xác định những cú Nock-out trong thi đấu


Luật count-back trong Boxing bán chuyên

Có 5 trọng tài cùng tham gia chấm điểm trong mỗi trận đấu quyền Anh nghiệp dư, nhưng chỉ có điểm số của 3 trọng tài chấm cân bằng nhau nhất được chọn để tính điểm chung cuộc. Khi điểm số cuối trận cũng vẫn là ngang bằng nhau, điểm số từ 2 trọng tài sẽ bị loại bỏ, và điểm số của trọng tài còn lại chính là điểm số cuối cùng.

Trong trường hợp điểm số vẫn hòa, điểm số cao nhất và thấp nhất của các trọng tài ở góc võ đài xanh và đỏ sẽ bị loại bỏ. Nếu điểm số vẫn hòa, 5 trọng tài sẽ họp với nhau để đưa ra biểu quyết kẻ thắng và… người bại.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về cách tính điểm trong môn Quyền Anh. Hy vọng chúng có ích cho bạn!



Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Tổng hợp những cách tập boxing để giảm chấn thương

Boxing luôn là bộ môn của va chạm và chấn thương là điều rất dễ xảy ra. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chi sẻ với các anh em 8 cách để tập boxing tránh chấn thương tốt nhất. Nếu có thể, hãy áp dụng tốt các cách dưới đây boxer nhé!

1. Sử dụng đồ bảo vệ phù hợp

Sử dụng đò bảo hộ khi tập boxing

Đồ bảo hộ rất quan trọng như tấm áo giáp bảo vệ boxer không bị chấn thương đặc biệt là các chấn thương nguy hiểm. Các đồ bảo vệ các boxer cần chuẩn bị trước khi tập hay thượng đài đó là: 

Găng tay boxing: găng tay boxing giúp giảm các chấn thương đến khớp tay và tăng lực đấm. Nên chọn loại găng tay phù hợp với mục đích thi đấu và tập luyện. Nên nhớ không nên chọn loại quá chật hoặc quá rộng tránh các chấn thương không đáng có.

Bảo hộ đầu: Theo thống kê, có đến 70% cú đấm trong boxing là nhằm tấn công vào đầu. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bảo hộ đầu được đệm đúng cách, nó giúp bạn bảo vệ đầu nhưng vẫn có thể thở và cảm thấy thoải mái.

Bảo vệ răng: Các cú đấm mạnh vào hàm có thể khiến bạn bị chấn thương hàm hoặc bị gãy răng Do đó hãy mang đệm răng nếu bạn không muốn hàm răng của mình thiếu mất vài chiếc.

Bảo vệ hạ bộ: Dụng cụ này cần thiết nhất là khi thi đấu, nên sử dụng loại có lớp đệm dày hơn, kích thước lớn hơn và cho bạn cảm giác thoải mái nhất.

Băng đa: Băng đã sẽ giúp tránh các chấn thương như trật khớp và vỡ khớp khi tập boxing do băng đa bao kín phần khớp ngón tay khi đấm.

2. Tăng cường cách tập boxing phòng thủ 

 

Ngoài tấn công, võ sĩ còn phải biết cách để phòng thủ thật tốt vì phòng thủ là cách tốt nhất để giảm chấn thương. Boxer phải tăng cường tập các kỹ thuật phòng thủ, đặc biệt là kỹ năng né đòn và phản công. Nhất là phần đầu là phần cần được bảo vệ tốt vậy nên cần rèn luyện phản xạ đầu trước khi đi lên sàn đấu.

3. Luyện tập các bài kéo duỗi thường xuyên

Các bài luyện tập kéo duỗi có tác dụng rất quan trọng đến sức mạnh của boxer. Đây là những bài tập giúp kéo dài các dây chằng và cơ do boxer thường phải đối mặt với nguy cơ căng cơ và tổn thương cơ bắp. Tập luyện các bài kéo duỗi bài bản và thường xuyên có thể giảm nguy cơ bị chấn thương cơ và bong gân rất tốt.

4. Đảm bảo các cú đấm là đúng kỹ thuật

Boxing là đấm, đấm và đấm thế nên đôi tay là tài sản quý nhất của mỗi võ sĩ. Nếu bạn luyện tập với những cú đấm sai ngay từ đầu thì khả năng bị chấn thương là rất lớn. Khi đấm, dù là thi đấu hay luyện tập với bao cát thì boxer phải giữ cho tay mình thẳng và các khớp ngón tay là điểm tiếp xúc đầu tiên khi đấm. Khi sử dụng một lực đấm mạnh mà không đúng kỹ thuật có thể xảy ra các chấn thương, nhẹ thì bong gân, nặng thì vỡ khớp rất nguy hiểm.

5. Quấn băng đa chính xác


quấn băng đa rất cần thiết khi bạn sử dugj găng tay boxing, nó sẽ che chắn tốt cho toàn bộ phần khớp tay khi bạn đấm. Khi quấn băng đa, đảm bảo chọn băng đa có chiều dài thích hợp. Lưu ý, không nên quấn chặt quá làm khó khăn trong quá trình lưu thông máu. Nếu quấn lỏng quá thì băng đa hoàn toàn không có tác dụng.

6. Không ngừng nâng cao trình độ 

Trình độ là thứ có thể trau dồi thông qua luyện tập. Boxer phải không ngừng tập luyện để nâng cao sức bền và sức chịu đựng cho cơ thể để vượt qua những buổi tập mệt mỏi và những trận thi đấu cam go. Ngoài ra võ sĩ còn cần nâng cao khả năng di chuyển và sự phản xạ nhanh nhạy khi thi đấu. Tuy nhiên, nếu bạn mệt thì rất khó để di chuyển linh hoạt và phản xạ nhạy bén.

7. Để cơ thể được thư giãn

Sau những giờ luyện tập vất vả, hãy để cơ thể bạn được thư giãn nhằm mục đích để các cơ trong cơ thể phục hồi. Ngâm nước nóng hay thả lỏng là cách thư giãn cơ thể tốt nhất. Tránh trường hợp không thư giãn sẽ xảy ra hiện tượng co cơ (chuột rút) khá đau và nguy hiểm.

8. Có chế độ ăn uống phù hợp


Chế độ ăn uống không phỉ là cách tập boxing nhưng nó hỗ trợ rất nhiều vào kết quả luyện tập và sự hồi phục sau chấn thương của bạn. Cần bổ sug đủ Protein và các loại chất như canxi và vitamin D để có một hệ sương và cơ khỏe mạnh nhất. Nếu có thể, boxer nên bổ sung một số thực phẩm chức năng.

Trên đây là các cách tập boxing để giảm chấn thương cho các võ sĩ. Hy vọng những chia sẻ này của Võ Thuật Tây Sơn có ích cho bạn trong quá trình luyện tập.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

5 loại găng tay boxing đối kháng hot nhất hiện nay

Thi đấu đối kháng trong boxing không giống tập luyện hoặc Sparring, nó có rất nhiều các quy định khắt khe. Các vấn đề về tâm lý, dụng cụ bảo hộ và găng tay boxing cũng phải tuân theo các thể chế nhất định. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ giới thiệu đến bạn Top 5 loại găng tay boxing đối kháng đang được nhiều boxer lựa chọn nhất.

Đặc điểm của găng tay boxing đối kháng


Tập Sparring cần găng tay dày để bảo vệ võ sĩ và bạn tập của mình.  Lớp đệm bao bọc ngón tay (foam) của găng tay boxing đối kháng thường mỏng hơn khá nhiều.. Chính lớp đệm mỏng đã tạo ra những cú đấm mạnh và nhanh và “áp phê” hơn trong thi đấu. Kích thước chuẩn của găng tay boxing đối kháng phải theo quy định khắt khe và chỉ nằm trong khoảng 8oz-10oz.

Găng tay theo chuẩn để đảm bảo công bằng trong thi đấu nên những đôi găng lớn hơn kích thước này sẽ không được chấp nhận. Trong đối kháng, găng tay quyết định nhiều đến chất lượng những cú đấm, một đôi găng tốt sẽ giúp võ sĩ nock-out được đối thủ của mình. Ngoài ra, nó còn giúp boxer tránh được các chấn thương khi thi đấu.

5 loại găng tay boxing đối kháng hot nhất hiện nay

Sau đây mình sẽ giới thiệu 5 loại găng tay boxing đối kháng có chất lượng tốt và giá cả phải chăng mà anh em boxer hoàn toàn có thể lựa chọn.

Găng tay boxing Walon cao cấp

Găng tay boxing walon đối kháng

Walon có ưu điểm là được thiết kế theo form bàn tay của các võ sĩ Châu Á nên được dân boxing Việt Nam ưa chuộng. Size của găng tay boxing Walon là 10oz, kích cỡ chuẩn cho các trận thi đấu boxing đối kháng. Walon có thiết kế trẻ trung, có velcro (khóa dính)  để cố định chắc găng tay tránh xô lệch. Loại găng tay boxing đối kháng này cũng có thiết kế thoáng khí để tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. 

Walon là dòng găng tay boxing giá rẻ nhưng chất lượng của nó rất ổn có thể bảo vệ được võ sĩ khỏi những chấn thương trên võ đài. 

Găng tay boxing Wesing


Wesing có ưu điểm là lớp đệm dày và không bị xẹp sau thời gian dài sử dụng. Găng tay boxing đói kháng này có thể phân tán lực khá tót và chịu được tác động từ những cú đấm mạnh. Wesing thích hợp cho mọi đối tượng kể cả là nam lẫn nữ. Găng tay boxing đối kháng Wesing có lớp đệm dày bảo vệ đỉnh nắm tay, bộ phận cổ tay, cải thiện sức mạnh đánh, tốc độ và độ chính xác.

Wesing là thương hiệu găng tay boxing lâu năm, ra đời vào năm 1989, chất lượng là thứ mà nhãn hiệu này luôn đảm bảo rất tốt. Nếu bạn là học sinh, sinh viên hoặc không có quá nhiều ngân sách để mua một chiếc găng tay da thật thì Wesing là một lựa chọn không tồi. 

Găng tay đấm bốc Everlast


Everlast là dòng găng tay boxing nổi tiếng khắp nước Mỹ. Nó có mặt khắp nơi tại các phòng tập boxing trên thế giới. Đặc điểm của găng tay Boxing Everlast là lớp đệm khá mỏng phù hợp cho thi đấu đối kháng. Chất lượng của găng tay boxing thi đấu Everlast cũng được rất nhiều võ sĩ kiểm nghiệm.

Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn dòng găng tay boxing giá rẻ của nhãn hiệu này thì nên cân nhắc. Các dòng găng giá rẻ của thương hiệu này chất lượng thường không cao, lớp đệm mỏng khó bảo vệ được khớp ngón tay khi tung ra cú đấm. 

Găng tay boxing Tittle

Anh em chắc không còn xa lạ gì với những chiếc găng tay Tittle. Những chiếc găng của thương hiệu này, anh em cũng có thể lựa chọn cho mình một loại găng có mức giá trung bình khi không đủ ngân sách.

Ưu điểm lớn nhất của những chiếc găng tay đấm bốc đối kháng này là khả năng chịu lực. Chúng có thể chịu được những lực rất mạnh khi bạn tung cú đấm hoặc phòng thủ các cú đấm của đối thủ. Ngoài ra, chất liệu da tổng hợp cũng có độ đàn hồi cực tốt, một số loại găng còn được làm bằng da thật cực bền.

Găng tay boxing Li-ning


Dù không phải là hãng nổi tiếng về các dụng cụ boxing nhưng chất lượng găng tay boxing là thứ mà Li-ning khẳng định. Đây là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn nếu bạn đang kiếm tìm cho mình một chiếc găng ty chất lượng hơn là thương hiệu sản phẩm.

Lớp đệm dày với chất lượng tốt của găng tay boxing Li-ning sẽ bảo vệ tốt bàn tay khi bạn tung ra cú đấm. Công nghệ lỗ thông gió sử dụng để giữ bàn tay mát mẻ và khô thoáng.Găng tay có thiết kế thấm hút mồ hôi tốt để tay bạn luôn thoải mái trong quá trình đeo găng.

Đây là những chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về những loại găng tay boxing đối kháng hot nhất với chất lượng tốt và giá thành hoàn toàn phải chăng. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể tìm cho mình được những đôi găng tay boxing phù hợp nhất để đi lên võ đài. 



Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Những điều cần biết khi mua găng tay đấm bốc trẻ em cho con

Boxing hiện nay được nhiều bố mẹ cho con luyện tập. Mua cho bé một đôi găng tay đấm bốc trẻ em chất lượng là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Thực tế trên thị trường có rất nhiều loại găng tay kém chất lượng không đảm bảo an toàn. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh về những điều cần biết khi đi mua găng tay đấm bốc trẻ em cho con nhé!

Găng tay boxing trẻ em bảo vệ tay bé khỏi những chấn thương


Găng tay đấm bốc là vật dùng giúp bảo vệ bàn tay bé nhỏ và non nớt của con bạn trong quá trình bé tâp boxing. Khi mua găng tay đấm bốc trẻ con, bố mẹ cần quan tâm đến những điều dưới đây để mua được cho con mình một loại găng tay tốt nhất.

Hãy chọn cho găng tay boxing như cho một võ sĩ

Trong tạp luyện, an toàn là thứ được quan tâm hàng đầu vì đã tập thể thao là sẽ có chấn thương. Do vậy, chất lượng của găng đấm bốc được nhiều bố mẹ cân nhắc khi lựa chọn cho con tập boxing. Chất lượng cao sẽ mang đến sự bảo vệ an toàn cho bé trong mọi cuộc chơi. Găng tay boxing chất lượng không chỉ giúp bé tránh khỏi các chấn thương ở tay mà còn ở các bộ phận khác: cổ, bụng, đầu,...

Lựa chọn găng đấm bốc trẻ em chất lượng

Đừng bao giờ nghĩ chỉ boxer chuyên nghiệp mới phải cần đến những chiếc găng boxing dày và chất lượng. Bố mẹ hãy đảm bảo bé có một đôi găng tay tốt, có lớp đệm dày, khóa tay chắc chắn. Găng tay dày có thể giúp bé thoát khỏi sai tay, bong gân và trật khớp.

Cần quan tâm đến size khi mua găng tay đấm bốc trẻ em

Găng tay boxing trẻ em thường có size phổ biến từ 4-8oz. Găng có kích thước từ 4-6oz được dùng cho trẻ từ 4-9 tuổi, từ 6-8oz là cho trẻ từ 10 đến 14 tuổi. Đo bàn tay con cũng là cách để biết được size nào thì phù hợp với bé. Dưới đây là kích thước với size tương ứng như sau:

  • Size S cho bé có cỡ tay 15.5cm
  • Size M cho bé có cỡ tay 16.5cm
  • Size L cho bé có cỡ tay  từ 17cm đến 18cm
  • Size XL khi con bạn có cỡ tay từ 18cm đến 20cm

Cần đảm bảo yếu tố quan trọng khác là bé cảm thấy vừa vặn và thoải mái nhất khi tập luyện với găng tay boxing.

Bố mẹ phải để ý đến sở thích của bé

Ngoài nhãn hiệu, giá tiền, nơi mua,... thì bố mẹ phải để con quyết định xem bé thích màu nào, kiểu dáng ra sao. Trẻ con thường thích các màu sắc tươi sáng và họa tiết hoạt hình đáng yêu. Vì thế, bố mẹ hãy  tạo cho bé sự hứng thú tập luyện từ đôi găng. Đừng tự quyết đinh màu sắc mình thích để con dỗi không chịu luyện tập bố mẹ nhé!
Hãy chú ý đến sở thích của con khi mua găng

Hãy lựa chọn những nơi bán hàng uy tín

Hãy lựa chọn các shop chuyên bán đồ boxing uy tín để mua được đôi găng tay có chất lượng tốt nhất. Nếu mua hàng online, bạn nên nhớ đến các chính sách bán hàng, hậu mãi và quyền kiểm tra hàng trước khi nhận. Hãy lựa chọn những shop nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng.

Lưu ý: Cần vệ sinh găng tay cho bé thường xuyên để tránh bé bị ngứa do mồ hôi và vi khuẩn cũng như kéo dài thời gian sử dụng.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn găng tay đấm bốc trẻ em cho con. Hãy cho con mình những giờ tập thú vị và an toàn nhất!

Có thể bạn quan tâm: Điều gì khiến Mike Tyson tụt dốc trong sự nghiệp? 

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Điều gì khiến Mike Tyson tụt dốc trong sự nghiệp?


Nói đến một trong những huyền thoại của làng Quyền Anh thế giới không thể không kể tên đến Mike Tyson. Song song với những kỷ lục lừng danh trong sự nghiệp thì Mike cũng dính phải vô số những bê bối về đời tư cũng như trên võ đài. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiều về “Tay đấm thép” danh tiếng mà không kém phần tai tiếng này nhé.

Mike Tyson là ai?

Nhắc đến Mike Tyson, người ta nghĩ ngay đến một tay đấm lừng danh với những kỷ lục và các hành động đi quá giới hạn. Tên đầy đủ của ông là  Michael Gerard Tyson sinh ngày 30/06/1966 tại Mỹ. Sự nghiệp của ông bắt đầu khi ông mới 21 tuổi với 19 trận đấu chuyên nghiệp và toàn thắng liên tiếp. Năm 1988, khi ở tuổi 22, Mike Tyson đứng trên đỉnh cao của sự vinh quang với 3 đai vô địch WBC, WBA và IBF. Đây là kỷ lục mà chưa bất kì tay đấm nào thi đấu chuyên nghiệp trên thế giới có thể vượt qua được.
Mike Tyson đã dành được 3 đai vô đich hạng nặng


Những cú đấm của Mike được ví như búa tạ với uy lực kinh khủng và được mệnh danh là “tay đấm thép” trong giới quyền Anh. Trong suốt sự nghiệp cùng với đôi găng tay boxing, Mike Tyson hạ knock-out 44 đối thủ . Ông cũng được xem như 1 trong những võ sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử làng boxing hạng nặng thế giới và xếp thứ 16 trong Top 100 tay đấm vĩ đại nhất mọi thời đại.

Lực đấm của Mike Tyson là bao nhiêu? 

Trải qua 58 trận so găng, Iron Mike chỉ để thua 6, hòa 2 và có đến 44 trận nock-out đối thủ. Những cú đấm của ông được coi là nỗi sợ hãi của nhiều võ sĩ hạng nặng trên thế giới. Bạn đã bao giờ tự hỏi và muốn khám phá những cú đấm của Tyson có uy lực như thế nào chưa? Hãy cũng chúng tôi giải mã nó nhé!

Lực đấm của Mike Tyson lên đến 543kg

Theo thống kê từ các cuộc nghiên cứu, các cú đấm của Mike Tyson có sức mạnh lên đến 1.117 pound tương đương với 543kg. Trong khi đó sức đấm tối đa của một người đàn ông bình thường là khoảng cỡ 45-50kg khi chưa được luyện tập. Điều này có nghĩa là sức mạnh của cú đấm tương đương với việc bạn bị một vật nặng 220kg rơi đè lên người ở độ cao 1.5m. Nếu bạn hứng chịu cú đấm đó, thì đồng nghĩa với việc bạn đang bị một chiếc xe Vespa với vận tốc 15km/h đâm thẳng vào người. Đây là một sức mạnh mà không phải tay đấm nào cũng có được.

Tay đấm lừng danh- lắm tài nhưng nhiều tật

Nghiện ngập

Phía sau một Mike Tyson tràn đầy ánh hào quang trên sàn đấu thì “tay đấm thép” lại có một cuộc sống đời tư đầy bê bối. Mike được biết đến với các scandal liên tục như nghiện rượu, nghiện mà túy và…nghiện sex. Mike từng bị kết án 6 năm tù giam vì tội danh hiếp dâm thí sinh dự thi hoa hậu Mỹ. Và trong 3 năm bóc lịch ở tù, Mike Tyson vẫn chi rất nhiều tiền để sống như một ông hoàng với những cuộc tình chóng vánh.

Ưa bạo lực

Mike Tyson cắn đứt tai của Evander Holyfield trong trận so găng năm 1997

Mike Tyson còn là một kẻ rất ưa thích bạo lực. Chính vợ cũ của ông đã tố cáo ông là một kẻ bạo lực gia đình và cuộc hôn nhân giữa bà và Mike như một cuộc tra tấn kinh khủng. Những trận ẩu đả đường phố cũng không hiếm lạ với bản tính hung dữ của ông và có thông tin ngoài lề là một người đã chết vì cú đấm của Mike.

Ngay trên võ đài, Mike đã từng thừa nhận là ông muốn giết chết Donovan Razor Ruddock trên sàn đấu vào năm 1991. Hậu quả là Donovan Razor Ruddock rời khỏi sàn đấu với quai hàm bị vỡ, dập môi, bầm tím nghiêm trọng và các chấn thương khác. Ngoài ra, Mike Tyson còn cắn đứt tai của Evander Holyfield trong trận so găng năm 1997.

Tiêu xài hoang phí

Mike Tyson có thói quen tiêu xài hoang phí

Trong những tháng năm hoàng kim của sự nghiệp, Mike Tyson sở hữu khối tài sản kếch sù lên đến hơn 400 triệu đô. Tuy nhiên do chính thói quen hoang phí vô độ mà khối tài sản kếch sù này dần đội nón ra đi. Ông có thói quen tiêu tiền rất hoang phí  khoảng 400.000$/ tháng, 1.1 triệu đô mua quà cho bạn bè hay nuôi 5 chú hổ quý hiếm,… Vì thế, sau khi phá sản, Mike đã phải làm rất nhiều việc để kiếm sống, thậm chí tay đấm lừng danh đã phải đóng phim cấp 3 và ở trong nhà cả ngày khi đã hết thời.

Giờ đây, tuy đã phá sản và không còn sức hút với người hâm mộ như thời kỳ đỉnh cao song Mike Tyson vẫn là một trong những võ sĩ có sức hút và được yêu thích nhất trên thế giới. Những kỷ lục và các trận Quyền Anh kinh điển mà tay đấm thép tạo ra cho đến nay vẫn chưa có bất kì một võ sĩ chuyên nghiệp nào vượt qua được.

Có thể bạn quan tâm: Thi đấu boxing thường gặp những chấn thương gì? 

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Thi đấu và tập boxing thường gặp những chấn thương gì?

Quyền Anh là một trong những môn thể thao dễ gặp phải nhiều chấn thương nhất. Bạn có thể thấy những hình ảnh dễ gây ám ảnh về những vết thương nguy hiểm của các võ sĩ boxing. Tập boxing thì các võ sĩ cần biết đến các chấn thương thường gặp dưới đây để phần nào hiểu biết, phòng tránh và chữa trị thật hợp lý.

Bong gân là chấn thương thường gặp nhất khi tập boxing

 Bong gân rất thường xảy ra khi tập boxing
Bong gân rất thường xảy ra khi tập boxing 

Bong gân có thể nói là loại chấn thương nhẹ nhất nhưng thường gặp nhất của các võ sĩ tập và thi đấu boxing. Nguyên nhân chính gây ra bong gân là do boxer thực hiện cú đấm quá nhanh và sai kỹ thuật.Những cú đấm trong boxing yêu cầu cần có tư thế và kỹ thuật thật chính xác. Việc nắm tay sai cách, khớp ngón tay trỏ thường bị bong gân do trồi lên rất thường xuyên xảy ra ở các boxer mới tập.

Ngoài bong gân ở tay, di chuyển quá nhanh và nhiều cũng dễ làm cho dây chằng ở chân bị sưng lên. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bong gân chân nhanh hơn và nghiêm trọng hơn. Để hạn chế bong gân, các võ sĩ nên quấn băng đa trước khi tập đấm bao cát hoặc trước khi đeo găng thi đấu. Lưu ý cách quấn băng đa đúng cách để bảo vệ các khớp ngón tay. Ngoài ra, các võ sư cũng nên chú ý luyện tập di chuyển để tránh bị bong gân chân.

Gãy xương

Gãy xương trong Boxing


Khi tập boxing hay giao đấu với đối thủ, các võ sĩ rất dễ bị gãy xương ở các vị trí như: xương cổ tay, bàn tay, xương mũi và xương sườn.
 
Các võ sĩ Quyền Anh phải đối mặt với nguy cơ vỡ khớp ngón tay nhiều nhất khi thực hiện các cú đấm bởi vì Boxing chủ yếu sử dụng sự linh hoạt của đôi tay là chính. Để tránh bị gãy tay, lời khuyên chân thành dành cho các Boxer là nên mua găng tay đấm bốc vừa vặn, có Velcro để khóa chặt cổ tay khi sử dụng găng. Nếu các chấn thương quá nặng, nên đến bác sĩ để có sự điều trị đúng cách và kịp thời.

Nguy cơ chấn thương não khi tập Boxing 

Đây là loại chấn thương rất dễ gặp phải khi võ sĩ bị các đòn tấn công về phía đầu đến từ đối thủ. Lực các cú đấm thẳng, đấm móc và xốc dưới là rất lớn nên nếu bị đánh vào đầu có thể gây nên chấn thương não. Các biểu hiện thường thấy của võ sĩ đó chính là: nôn mửa, đau đầu, choáng váng và thậm chí là mất trí nhớ tạm thời. Những trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến thị giác và bạn sẽ không nhìn thấy được những gì đang diễn ra xung quanh.
 
Chấn thương não trong Boxing
Nguy cơ chấn thuong não khi tập boxing là rất cao khi bị đấm vào đầu

Để phòng tránh chấn thương vùng đầu, tốt nhất võ sĩ nên sử dụng dụng cụ bảo vệ đầu chuyên nghiệp. Ngoài ra, Boxer cũng phải trang bị cho mình một khả năng phản xạ nhạy bén và phòng thủ né đầu cần thiết để tránh đòn. Khi đã bị thương, nhất định phải đi khám và nhận sự tư vấn và chữa trị kịp thời từ các bác sĩ thần kinh anh em nhé!

Rách da

Rách da là chấn thương nhẹ và rất hay gặp khi tập boxing. Đã tập boxing, bạn phải chuẩn bị tâm lý để va chạm và để bị thương. Nơi rách da nhiều nhất là các vùng xung quanh mặt và vùng xung quanh bàn tay. Để tránh tình trạng này, võ sĩ cần lưu ý việc đeo băng đa đủ dày và tránh những cú đấm tấn công của đối thủ vào vùng mặt.
Rách da không gây nhiều nguy hiểm nhưng rất dễ gây nhiễm trùng. Hãy vệ sinh và khử trùng vết rách nhanh chóng, đặc biệt nếu tay đã bị rách da thì nên đeo găng tay boxing có độ thấm hút mồ hôi và thoáng khí tốt.

Chấn thương hàm

Chấn thương hàm trong Boxing
Những cú đấm mạnh vào hàm có thể gây nên vỡ khớp hàm

Khi tập boxing, chấn thương hàm cũng rất dễ dàng xảy ra. Khi đối thủ tấn công bằng một cú đấm móc mạnh về phía hàm của bạn, răng của võ sĩ có thể bị gãy và chảy máu. Nếu nặng hơn, xương quai hàm có thể bị chấn thương nặng. Để phòng tránh tình trạng này xảy ra thì các boxer nên đeo bộ bảo hộ răng đầy đủ khi thi đấu và ngay cả khi tập boxing. 

Trên đây là một số chấn thương thường gặp khi tập và thi đấu Quyền Anh. Các anh em boxer nên biết để tránh chấn thương và có cách điều trị hợp lý và kịp thời khi bị chấn thương nhé!